Một giả thuyết khác về Loa Thành

Tác giả: Tô Như

Loa Thành hay thành Cổ Loa vẫn mặc định được coi là tọa lạc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đó là kinh đô của An Dương Vương từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cương mục chép: “Bấy giờ nhà vua đã lấy được Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê” và sử thần chua thêm “Phong Khê: Bây giờ là thành Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh”[1]. Ngày nay, di tích thành Cổ Loa vẫn còn và được cấp bằng Di tích Quốc gia. Nhưng căn cứ vào nền móng cung điện cũ, có lẽ kinh đô trước đó không phải là Loa Thành.

Di tích Cổ Loa với giếng ngọc đã có từ rất lâu rồi. Cuối thời Lê Trung Hưng đầu thời Nguyễn, trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục – Truyện ông Nguyễn Công Hãng, tác giả đã viết: “Lệ cống phải có hũ nước để rửa ngọc trai, lấy ở cái giếng tại Loa Thành. Ông đổ đi, múc nước giếng Ba Sơn đem theo. Họ thử, không thấy nghiệm, kỳ kèo. Ông nói: ‘Vì khí mạch lâu ngày nó biến đổi đi.’ Hai thứ đồ cống ấy được miễn là bắt đầu từ ông vậy”. Continue reading “Một giả thuyết khác về Loa Thành”