Vấn đề kinh tế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Economy and the Midterm Elections”, Project Syndicate, 21/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng, lạm phát cuối cùng đã đạt mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và tỷ lệ thất nghiệp khá thấp – và ở mức thấp nhất mọi thời đại đối với người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Lần đầu tiên trong khoảng thời gian người ta còn có thể nhớ được, đã có nhiều việc làm được quảng cáo bởi các công ty Hoa Kỳ hơn số người thất nghiệp. Những điều kiện như vậy thường làm tăng mức lương thực tế, cho thấy công nhân Mỹ, nhiều người trong số họ bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi yếu ớt sau khủng hoảng năm 2007-2008, cuối cùng có thể được hưởng lợi từ một nền kinh tế mạnh. Continue reading “Vấn đề kinh tế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

Dự báo kinh tế thế giới năm 2018

Nguồn: Michael J. Boskin, “The World Economy in 2018”, Project Syndicate, 21/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt, như tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát, gợi ý rằng năm 2017 sẽ là năm tốt nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ trong một thập niên qua. Nền kinh tế toàn cầu cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng đông bộ và rộng khắp, vượt qua những gì được mong đợi. Câu hỏi bây giờ là liệu kết quả mạnh mẽ này sẽ tiếp tục trong năm 2018 hay không.

Đương nhiên, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại cũng như các chính sách liên quan tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới. Và cũng khó dự đoán được các đề xuất chính sách mới nào sẽ xuất hiện trong năm 2018. Mỹ, Pháp và Anh đều có các lãnh đạo quốc gia tương đối mới, còn các lãnh đạo của Đức vẫn chưa thành lập được một chính phủ liên minh kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9/2017. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) vẫn đang chờ vị trí chủ tịch của mình được phê chuẩn. Hơn nữa, những thay đổi lớn tại các nền kinh tế đang phát triển quan trọng như Argentina, Saudi Arabia và Brazil khiến cho triển vọng tương lai càng khó dự đoán hơn. Continue reading “Dự báo kinh tế thế giới năm 2018”

So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump

clinton-trump

Nguồn: Michael J. Boskin, “Clintonomics vs. Trumponomics”, Project Syndicate, 02/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hillary Clinton đang dẫn trước Donald Trump năm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến trên phạm vi toàn quốc và tại một số bang quan trọng hiện còn đang dao động. Nhưng chưa có gì được quyết định cả, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cải tổ nhân sự cùng các bài phát biểu chính sách quan trọng trong chiến dịch của ông Trump, đó là chưa kể đến những vụ bê bối email đang tiếp tục làm suy yếu chiến dịch của bà Clinton, bao gồm các trao đổi bằng email được công bố trong thời gian gần đây giữa các nhân viên cấp cao của Quỹ Clinton và các quan chức trong Bộ Ngoại giao thời bà Clinton còn làm ngoại trưởng. Continue reading “So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump”

Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu

00069ab9-642

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Election and the Global Economy”, Project Syndicate, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những thay đổi lớn đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi quốc gia này hướng tới việc bầu ra một vị tổng thống mới, một phần ba Thượng viện, và toàn bộ Hạ viện vào tháng 11 này. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ mang lại những hệ quả toàn diện đối với chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, và do đó đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm hiện tại, Hillary Clinton vẫn đang là người dẫn đầu đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù bà vẫn chưa vượt xa khỏi đối thủ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngài tỷ phú khoa trương Donald Trump đang dẫn đầu tại đảng Cộng hòa, tiếp theo đó là Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một người bảo thủ dòng chính tài năng đến từ Florida, và sau nữa là vị Thống đốc được yêu mến của Ohio John Kasich và nhà giải phẫu thần kinh Ben Carson. Continue reading “Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu”

Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?

xgqjrdcx-1386554669

Nguồn: Michael J.Boskin, “Are the Good Times Over?“, Project Syndicate, 27/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong vòng 25 năm trước cuộc Đại Suy thoái 2008-2009, Hoa Kỳ đã trải qua hai lần suy thoái ngắn và nhẹ cùng với hai giai đoạn dài tăng trưởng mạnh. Ở quy mô toàn cầu, thu nhập tăng cao, lạm phát giảm và thị trường chứng khoán khởi sắc. Hơn nữa, sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn gần nhất (do giá dầu – NBT) vào đầu những năm 1980 đã mang lại những thành tựu kinh tế vĩ mô lớn mạnh và ổn định chưa từng có trong suốt một phần tư thế kỷ. Tuy nhiên, ở lần khủng hoảng này, việc tăng trưởng trở lại là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Sự phục hồi của Mỹ sau cuộc Đại Suy thoái không ổn định, mức tăng trưởng cứ nhích lên rồi lại tụt xuống. Trên thực tế, Mỹ đã chưa bao giờ trải qua được ba quý liên tiếp nào có mức tăng trưởng 3% trong suốt một thập niên qua. Mặc dù giá dầu giảm có lợi cho người tiêu dùng nhưng lợi thế này phần nào bị hạn chế bởi việc đầu tư vào ngành năng lượng bị giảm, và tác động của đồng đô la mạnh hơn sẽ ngày càng lớn. Continue reading “Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?”