Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?

20151128_blp522

Nguồn:Presidential pardons”, The Economist, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi ông Barack Obama ngồi xuống dự bữa tiệc nhân lễ Tạ Ơn vào ngày 26 tháng 11 (2015), đó sẽ là lần gần cuối cùng ông thưởng thức bữa ăn trong cương vị Tổng thống Hoa Kì. Ngày hôm trước, ông đã ban lệnh “ân xá tổng thống” cho một con gà tây, tên là Abe, một truyền thống mà một số người cho là có từ thời John F. Kennedy (mặc dù George H. W. Bush mới là người đầu tiên phóng sinh cho một con gà tây). “Nước Mỹ trên hết là một đất nước của cơ hội thứ hai, và con gà này đã có được cơ hội thứ hai để sống phần còn lại của cuộc đời mình một cách thoải mái”, ông Obama nói về vận may của Abe. Đằng sau buổi lễ đầy hài hước này, việc thực thi nghiêm túc những lệnh ân xá của tổng thống lại bị sa lầy trong tranh cãi. Vậy lệnh ân xá của tổng thống ở Mỹ là gì và nó hoạt động như thế nào? Continue reading “Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?”

Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến

jihad-5

Nguồn: George Soros, “How to fight Jihadi terrorism”, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những xã hội mở luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ và châu Âu ngày nay do những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và nhiều nơi khác, cũng như vì cách mà Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, đã phản ứng lại các cuộc tấn công đó.

Những tổ chức khủng bố thánh chiến, như Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và Al Qaeda, đã khám phá ra gót chân Achilles của xã hội phương Tây: đó là nỗi sợ hãi trước cái chết. Bằng việc châm ngòi cho nỗi sợ hãi đó qua những cuộc tấn công kinh hoàng và những video tàn bạo, những kẻ tuyên truyền cho ISIS đã đánh thức và khuếch đại tâm lý đó, dẫn tới tình trạng những con người vốn vẫn thường lý trí trong các xã hội mở trở nên không còn lý trí nữa. Continue reading “Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến”

Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc

Youwei_EndOfReform3_0

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Institutional Challenge”, Project Syndicate, 17/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Douglass North, người đã áp dụng lí thuyết kinh tế vào lịch sử để tìm hiểu sự thay đổi thể chế và xã hội, đã qua đời tại nhà riêng ở Michigan. Nhưng ý tưởng của ông còn sống mãi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Mặc dù North chưa bao giờ tập trung rõ rệt vào sự phát triển thể chế của Trung Quốc, nhưng lí thuyết của ông được chứng minh là vô giá với các nhà lãnh đạo đất nước này khi họ trải qua giai đoạn tiếp theo của cải cách thể chế.

Trong bài giảng nhận giải Nobel của ông năm 1993, North chỉ ra 3 bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra từ nghiên cứu của ông. Continue reading “Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc”

Quản lý một thế giới của các cường quốc

2010_G-20_Seoul_summit

Nguồn: Javier Solana, “Managing a World of Great Powers”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các cường quốc là một thực tế. Hoa Kỳ đang cạnh tranh với một nước Nga ngày càng tích cực và một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trung Đông, Biển Đông, và Ukraine chỉ là ba sân khấu mà thực tế mới này diễn ra.

Sau khi đọc lại cuốn s­ách The Great Experiment (Cuộc thí nghiệm vĩ đại) của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Strobe Talbott, tôi có ấn tượng rằng hạt giống của những động lực ngày nay đã được gieo mầm từ trước. Cuốn sách miêu tả cuộc trò chuyện diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống mới đắc cử George W. Bush. Clinton nói rằng chiến dịch tranh cử của Bush cho thấy vấn đề an ninh được Bush quan tâm nhất chính là Saddam Hussein và việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa qui mô lớn. “Hoàn toàn chính xác”, Bush nói. Continue reading “Quản lý một thế giới của các cường quốc”