Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết

Nguồn: Óscar Fernández & Javier Solana, “Averting a Cold War of Choice”, Project Syndicate, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các xã hội phương Tây hiện đang bị ám ảnh bởi ý tưởng đáng ngại rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dòng quan điểm này bắt đầu trở nên nổi bật do tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, và bây giờ cuộc khủng hoảng COVID-19 càng đưa nó trở thành tâm điểm. Nhiều người cho rằng tốt hơn hết là nên chuẩn bị tâm thế để đối diện thay vì ngây thơ bỏ qua cuộc cạnh tranh bá quyền này, điều vốn định hình tình trạng “bình thường mới” của thế giới. Continue reading “Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết”

Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989: Một chiến thắng không trọn vẹn

Nguồn: Javier Solana, “The Partial Triumph of 1989”, Project Syndicate, 22/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 9 tháng 11 năm 1989 là một ngày mà thế hệ chúng tôi sẽ không bao giờ quên, một ngày sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử loài người. Vào ngày đó gần 30 năm trước, Bức tường Berlin sụp đổ. Sự tan rã của khối Xô-viết cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã trở thành thất bại ý thức hệ lớn thứ hai của thế kỷ 20, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít mấy thập niên trước đó. Chủ nghĩa tư bản tự do và lực lượng ủng hộ chính của nó, Hoa Kỳ, đã giành vị thế tối cao, dường như sẽ được hưởng một nền bá quyền lâu dài, không bị cản trở.

Nhiều quốc gia phát triển mạnh mẽ trong môi trường mới đó. Chẳng hạn, Ba Lan đã thiết lập một chính phủ phi cộng sản ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, và sau khi vượt qua một số vấn đề quá độ ban đầu, đã suôn sẻ trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu. Lần cuối cùng nền kinh tế Ba Lan trải qua một đợt suy  thoái là vào năm 1991. Và vào năm 2009, khi GDP của các quốc gia thành viên khác của EU đều giảm, GDP của Ba Lan đã tăng gần 3%. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989: Một chiến thắng không trọn vẹn”

Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa

Nguồn: Javier Solana, “The Dangers of Militarization”, Project Syndicate, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu  | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trật tự đa cực đang trở lại cùng với sự ganh đua chiến lược giữa các cường quốc. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong nền chính trị toàn cầu là hai trong số các động lực quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ tính đến nay. Trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này đã tăng lên đáng kể. Do môi trường chính trị nước Mỹ đã xấu đi nên mối quan hệ của Hoa Kỳ với những nước được coi là những đối thủ chính của nước này cũng có xu hướng tương tự.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn năm năm, ông đã trình bày ý tưởng về “quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa trên sự hợp tác và đối thoại, cũng như tôn trọng lợi ích quốc gia lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân theo những gì mà họ đề ra trong vấn đề hợp tác, như có thể thấy qua hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, ảnh hưởng của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng sụt giảm tương đối, tương phản với sự gia tăng quyền lực đồng thời của cả ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Chủ tịch Tập thậm chí còn thể hiện sự thiên lệch đáng ngạc nhiên này bằng việc khoác lên mình bộ quân phục. Continue reading “Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa”

Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân

Nguồn: Javier Solana, “A New Era of Nuclear Uncertainty”, Project Syndicate, 11/05/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – được gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng minh một lần nữa quyết tâm hủy bỏ các cấu trúc và thỏa thuận toàn cầu quan trọng. Quyết định này sẽ là một tổn thất lớn đối với thỏa thuận năm 2015, khiến cả thế giới đối mặt với rủi ro.

Giờ đây, các công ty và ngân hàng từ các quốc gia tuân thủ các cam kết theo quy định của JCPOA sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do chính mối quan hệ làm ăn hợp pháp của họ với Iran. Nói cách khác, đất nước đang phá vỡ lời hứa của mình đã quyết định trừng phạt những người đã giữ các lời hứa đó. Continue reading “Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống

Nguồn: Javier Solana, “The Iranian Opportunity,” Project Syndicate, 22/05/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, người dân Iran đã quyết định tiếp tục đi theo con đường mở cửa. 57% cử tri đã bầu cho nhà cải cách, Tổng thống Hassan Rouhani, đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Các nước khác trên thế giới nên chào đón chiến thắng của Rouhani như một cơ hội nữa để cải thiện quan hệ với một quốc gia vốn là trọng tâm trong tiến trình hướng tới một Trung Đông hoà bình hơn.

Với việc giành hơn 50% số phiếu, Rouhani đã tránh được một cuộc bỏ phiếu vòng hai, giống như bốn năm trước khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhưng không như năm 2013, khi chiến thắng áp đảo của ông là một bất ngờ lớn, trong cuộc bầu cử lần này hầu hết các nhà quan sát đều coi Rouhani là ứng cử viên sáng giá. Xét cho cùng, từ năm 1981 đến nay, mỗi đời tổng thống Iran đều phục vụ trong hai nhiệm kỳ. Continue reading “Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống”

Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria

syria-conflict

Nguồn: Javier Solana, “Syria’s Darkest Hour”, Project Syndicate, 19/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột tại Syria trở nên phức tạp hơn mỗi ngày khi nó vẫn tiếp diễn, và những triển vọng của nước này trở nên ngày càng xấu hơn. Những điều kinh hoàng thường ngày mà người dân bị bao vây của Aleppo hiện đang trải qua đã lên tới một mức mới sau sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Hoa Kỳ và Nga làm trung gian đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập cho khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi cuộc xung đột Syria cuối cùng khép lại, ba đặc điểm căn bản của nó sẽ làm cho những nỗ lực tái thiết trở nên phức tạp. Trước hết, các bên ở tất cả phe của cuộc chiến đã bất chấp luật nhân quyền quốc tế và vi phạm các chuẩn mực nhân đạo cơ bản. Trong thực tế, việc ngăn chặn viện trợ nhân đạo, tấn công dân thường, và nhắm mục tiêu vào các địa điểm được bảo vệ đặc biệt bởi luật pháp quốc tế đã trở thành các chiến lược chiến tranh của họ. Continue reading “Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

Quản lý một thế giới của các cường quốc

2010_G-20_Seoul_summit

Nguồn: Javier Solana, “Managing a World of Great Powers”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các cường quốc là một thực tế. Hoa Kỳ đang cạnh tranh với một nước Nga ngày càng tích cực và một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trung Đông, Biển Đông, và Ukraine chỉ là ba sân khấu mà thực tế mới này diễn ra.

Sau khi đọc lại cuốn s­ách The Great Experiment (Cuộc thí nghiệm vĩ đại) của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Strobe Talbott, tôi có ấn tượng rằng hạt giống của những động lực ngày nay đã được gieo mầm từ trước. Cuốn sách miêu tả cuộc trò chuyện diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống mới đắc cử George W. Bush. Clinton nói rằng chiến dịch tranh cử của Bush cho thấy vấn đề an ninh được Bush quan tâm nhất chính là Saddam Hussein và việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa qui mô lớn. “Hoàn toàn chính xác”, Bush nói. Continue reading “Quản lý một thế giới của các cường quốc”

Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

?

Nguồn: Javier Solana, “China and Global Governance”, Project Syndicate, 30/3/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rõ ràng biến động địa chiến lược nổi bật nhất trong hai thập niên vừa qua là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy vậy, phương Tây lại không thể chấp nhận việc Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh của nước này trong hệ thống quản trị toàn cầu ngày nay, chưa nói đến các nền kinh tế lớn mới nổi khác. Nhưng điều này có khả năng sẽ phải thay đổi.

Hiện nay, Trung Quốc dựa vào các dàn xếp song phương để tăng cường can dự vào các quốc gia khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Được hậu thuẫn bởi lượng dự trữ ngoại hối 3,8 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đã cung cấp các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đổi lấy hàng hóa, qua đó biến mình trở thành nước cung cấp tài chính lớn nhất cho các nước đang phát triển, với việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hiện đã cho vay nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới. Continue reading “Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”