Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?

20150905_blp507

Nguồn:Why Kazakhstan is building a uranium bank,”The Economist, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới đang không thiếu nguồn uranium, nguyên liệu thô cho năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Lượng điện được tạo ra trên toàn cầu từ năng lượng hạt nhân đã đạt đỉnh từ gần một thập niên trước. Chưa có lò phản ứng hạt nhân nào từng bị đóng cửa vì thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, Warren Buffett đã đầu tư 50 triệu USD đầu tiên trong một dự án trị giá 150 triệu USD được thống nhất vào ngày 27 tháng 8 nhằm xây dựng một ngân hàng uranium ở Kazakhstan, nhà sản xuất quặng uranium lớn nhất thế giới. Điều này nghe có vẻ giống như ý tưởng của một nhân vật phản diện trong loạt phim điệp viên James Bond hơn là của một tỷ phú nhân ái người Mỹ. Vậy logic ở đây là gì? Continue reading “Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?”

Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin

Putin

Nguồn: Paul R.Gregory, “Putin in the Dock”, Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chỉ đọc tin trên những trang truyền thông quốc tế, ai đó có thể nghĩ rằng hai năm vừa qua là hai năm tốt đẹp đối với tổng thống Nga Vladimir Putin. Chiến dịch của ông tại Ukraine hầu như đã đạt được mục đích chính; Nga đã giành được quyền kiểm soát Crimea và làm bất ổn phần lớn các khu vực còn lại của đất nước này. Giá dầu sụt giảm có thể đã tàn phá nền tài chính của Nga, nhưng cho đến nay uy tín (trong nước) của Putin dường như vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Thế nhưng hàng loạt những vụ thua kiện ít được bình luận đến có thể tác động đáng kể đến vận mệnh của Putin. Ví dụ, vào năm 2014, Tòa án Nhân quyền Châu Âu ( ECHR) đã đưa ra 129 cáo buộc chống lại Nga, và vào tháng Giêng, Hội đồng Châu Âu đã tước quyền bỏ phiếu của Nga vì sự vi phạm luật pháp quốc tế của nước này. Khi những phán quyết ngày càng chồng chất, chúng bắt đầu đe dọa vị thế trên trường quốc tế của Nga, tình hình tài chính của đất nước và cả bản thân Putin. Continue reading “Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin”

Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định

MYANMAR SUUKYI/

Nguồn: Trevor Wilson, “Myanmar’s political destination still unknown”, East Asia Forum, 06/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến trình chuyển tiếp về mặt chính trị vào năm 2011 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015. Khoảng 30 triệu cử tri Myanmar – cả trong và ngoài nước – sẽ có tư cách tham gia bỏ phiếu tại một trong những sự kiện bầu cử một giai đoạn có quy mô lớn trên thế giới. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình dân chủ hóa của Myanmar thì vẫn chưa rõ.

Cuộc bầu cử năm 2010 được biết đến với gian lận tràn lan, và được xem là không đủ tự do và công bằng. Cuộc bầu cử năm 2015 sẽ được tổ chức theo những quy trình minh bạch và nghiêm ngặt hơn với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế, nhưng nó sẽ không nhất thiết được coi là hợp pháp khi quân đội vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động chính trị. Continue reading “Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định”