Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?

shutterstock_153806906

Nguồn: Michael Spence, “Growth in the New Climate”, Project Syndicate, 31/10/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Bài liên quan:  Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Hành động cắt giảm khí thải cac-bon và giảm nhẹ biến đổi khí hậu từ lâu đã được coi căn bản là gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, sự mong manh của khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu thường được lấy ra biện minh cho việc các nước trì hoãn thỏa thuận này. Nhưng một báo cáo gần đây có tên “Nền kinh tế khí hậu mới: Tăng trưởng nhanh hơn, khí hậu tốt hơn” đưa ra bởi Ủy ban Kinh tế và Khí hậu Toàn cầu đã bác bỏ lập luận này. Báo cáo kết luận, không chỉ không kìm hãm tăng trưởng kinh tế, các nỗ lực chiến đấu chống biến đổi khí hậu còn có thể sớm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể và tương đối sớm. Continue reading “Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?”

#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Secret Science”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 9.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Tóm tắt lịch sử của hoạt động dự trữ bắt buộc; kỷ lục về gian lận, bùng nổ, phá sản, hỗn loạn kinh tế; sự hình thành của Ngân hàng Trung ương Vương Quốc Anh, ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới vốn trở thành mô hình của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên”