Phân tích tình hình đảo chính Venezuela

Nguồn: Juan Guaidó makes another dramatic attempt to oust Venezuela’s regime”, The Economist, 30/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Juan Guaidó, người được hầu hết các nền dân chủ phương Tây và Mỹ Latinh công nhận là tổng thống lâm thời Venezuela, dường như đã quyết định giành quyền lực thực sự, bây giờ hoặc không bao giờ. Vào sáng sớm ngày 30/04/2019, ông đứng bên ngoài căn cứ không quân La Carlota ở thủ đô Caracas, tuyên bố rằng Operación Libertad, hay Chiến dịch Tự do, cuộc nổi dậy cuối cùng để giải thoát Venezuela khỏi chế độ độc tài của Nicolás Maduro, đã bắt đầu.

Một vài dấu hiệu cho thấy ông Guaidó, người nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người Venezuela đang chịu đói khát và nhiều khó khăn khác do chế độ hiện tại gây nên, có thể có được sự hậu thuẫn cần thiết để loại bỏ nó. Một video cho thấy ông được bao quanh bởi một nhóm nhỏ những người lính đeo băng tay màu xanh, báo hiệu sự ủng hộ dành cho phong trào của ông. Một số xe bọc thép đang đậu phía sau họ. Continue reading “Phân tích tình hình đảo chính Venezuela”

Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp

Nguồn: Andrés Velasco, “Venezuela Shatters the Myth of Non-Intervention”, Project Syndicate, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng đầu Quốc hội được bầu một cách dân chủ, đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Hoa Kỳ, Canada và phần lớn Nam Mỹ ngay lập tức công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm điều tương tự.

Nhưng Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố ông sẽ tuân thủ nguyên tắc không can thiệp. Uruguay cũng từ chối công nhận Guaidó, và Bộ Ngoại giao nước này nói rằng vấn đề của Venezuela phải được giải quyết một cách hòa bình bởi người Venezuela. Thật tình cờ khi cả hai nước đã tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế mà qua đó họ muốn đóng vai trò người trung gian trong cuộc đối đầu ở Venezuela. Continue reading “Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp”

Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?

Nguồn:Why is Venezuela’s Nicolás Maduro still in power”, The Economist, 11/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, một nền kinh tế hỗn loạn và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cũng không thể lay chuyển quyền lực của vị tổng thống.

Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela, không được nhiều người ủng hộ. Bốn trong số năm người Venezuela nghĩ rằng chính phủ của ông làm việc không hiệu quả. Họ nói đúng. Đất nước của họ, có trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh là nhiều hơn Ả Rập Saudi, dân số chỉ 31 triệu người, và một vị trí địa lý đáng ghen tị, lại đang ở giữa cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất thế giới, với những hàng người xếp hàng mua bánh mỳ theo phong cách Liên Xô, sự thiếu hụt các loại thuốc cơ bản và sự gia tăng đáng chú ý các chỉ số tiêu cực như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và sốt rét. Lạm phát đang hướng đến mức 2.000% vào năm tới. Đồng nội tệ bolívar chỉ còn 0,8% giá trị so với đồng USD trong năm năm qua. Các chính phủ đang công khai mô tả rằng những động thái gần đây của Tổng thống Venezuela nhằm tiếm quyền của quốc hội dân cử là một mối đe dọa đối với dân chủ và khu vực. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng đang vất vả để có thể mô tả về Maduro như là một người có chút sức hấp dẫn. Vậy tại sao ông ta vẫn đang nắm quyền? Continue reading “Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?”