Nguồn: Tim Harford, “Winning bid: how auction theory took the Nobel memorial prize in economics”, Financial Times, 12/10/2020.
Biên dịch: Phan Nguyên
Nghiên cứu của Paul Milgrom và Robert Wilson đã biến đổi cách các quốc gia phân bổ nguồn lực vì lợi ích công.
Nếu bạn và tôi đấu giá với nhau trong một cuộc đấu giá từ thiện, chẳng hạn như để được đi ăn tối với Công chúa Marie của Đan Mạch, chúng ta không cần phải giải thích nhiều về cách thức cuộc đấu giá hoạt động như thế nào. Một trong hai chúng ta đánh giá cao hơn phần thưởng của mình và sẽ trả nhiều tiền hơn, qua đó sẽ giành chiến thắng.
Nhưng nếu bạn và tôi đấu giá với nhau để giành được tổng giá trị số tiền mặt trong ví của chúng ta, cuộc đấu giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Tôi chỉ biết những gì có trong ví của tôi và bạn chỉ biết những gì có trong ví của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều quan tâm muốn biết số tiền mà người kia sẵn sàng trả, vì đó là một tín hiệu rõ ràng về giá trị của giải thưởng. Continue reading “Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?”