Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?

Nguồn: Tim Harford, “Winning bid: how auction theory took the Nobel memorial prize in economics”, Financial Times, 12/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nghiên cứu của Paul Milgrom và Robert Wilson đã biến đổi cách các quốc gia phân bổ nguồn lực vì lợi ích công.

Nếu bạn và tôi đấu giá với nhau trong một cuộc đấu giá từ thiện, chẳng hạn như để được đi ăn tối với Công chúa Marie của Đan Mạch, chúng ta không cần phải giải thích nhiều về cách thức cuộc đấu giá hoạt động như thế nào. Một trong hai chúng ta đánh giá cao hơn phần thưởng của mình và sẽ trả nhiều tiền hơn, qua đó sẽ giành chiến thắng.

Nhưng nếu bạn và tôi đấu giá với nhau để giành được tổng giá trị số tiền mặt trong ví của chúng ta, cuộc đấu giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Tôi chỉ biết những gì có trong ví của tôi và bạn chỉ biết những gì có trong ví của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều quan tâm muốn biết số tiền mà người kia sẵn sàng trả, vì đó là một tín hiệu rõ ràng về giá trị của giải thưởng. Continue reading “Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?”

Ai giết “Đường cong Phillips”?

Nguồn: Why does low unemployment no longer lift inflation?”, The Economist, 22/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đường cong Phillips, logic định hướng cho các ngân hàng trung ương ngày nay, đã trở nên phẳng một cách kỳ lạ.

Mỗi đêm vào khoảng 10 giờ tối, đèn trong trại tù binh chiến tranh Indonesia sẽ tối đi một cách bí ẩn trước sbối rối của các lính canh người Nhật. Họ không phát hiện ra chiếc máy đun nước tạm thi (dùng lưỡi lam), dùng để hâm trà cho các tù nhân, đã được một tù binh người New Zealand, William Phillips, tạo ra. Nhng sáng kiến bí mật này chỉ là một ví dụ về s tháo vát của ông. 

Sau Thế chiến II, ông đã xây dng một mô hình “thủy lc” miêu tả dòng thu nhập luân chuyển trong nền kinh tế — một mê cung gồm các bồn cha nước, van và đường ống giúp ông được bổ nhiệm vào Trường Kinh tế London. Continue reading “Ai giết “Đường cong Phillips”?”

Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’

Nguồn: Sebastián Edwards, “Modern Monetary Disasters”, Project Syndicate, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory – MMT), một cách tiếp cận chính sách kinh tế có vẻ mới, đã trở thành một chủ đề nóng, nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia cánh tả hàng đầu của Hoa Kỳ như ứng cử viên tổng thống Bernie Sanders và Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez. Nhưng những người ủng hộ thuyết MMT nên chú ý đến những bài học kinh nghiệm ở Mỹ Latinh, nơi các chính sách dựa trên những ý tưởng tương tự đã mang lại những thảm họa kinh tế không thể tránh khỏi.

Theo những người ủng hộ thuyết MMT, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nên in số lượng tiền lớn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng khổng lồ, cùng với một chương trình “đảm bảo việc làm” nhằm mục đích đạt được toàn dụng lao động. Những người ủng hộ thuyết MMT tuyên bố một sự gia tăng nợ công lớn sẽ không gây nguy hiểm cho một quốc gia có thể đi vay bằng chính đồng tiền của mình như trường hợp Hoa Kỳ. Continue reading “Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’”

Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?

Nguồn: The roots of hyperinflation, The Economist, 12/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm mươi bảy trường hợp lạm phát ngoài tầm kiểm soát đã được ghi nhận. Chúng có cùng những khuôn mẫu chung.

Ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm là bốn con số, tháng trước đó có thể giống như một thời kỳ vàng son. Đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar, đã mất 99,9% giá trị trong một thời gian ngắn. Thật khó hiểu làm thế nào mà một chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế sai lầm đến vậy khi tác động của siêu lạm phát là quá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của nó là gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa. Năm 1956, Phillip Cagan, một nhà kinh tế làm việc tại Phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, đã xuất bản một nghiên cứu chuyên đề về siêu lạm phát, theo đó ông định nghĩa đó là thời kỳ mà giá cả tăng hơn 50% một tháng. Hiện tượng này rất hiếm. Continue reading “Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?”

Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?

Nguồn: How burdens are passed on to the next generation, The Economist, 23/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc chuyển giao các nghĩa vụ là một hệ thống kim tự tháp tự nhiên, với những rủi ro đi kèm.

Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết, John Maynard Keynes đã chỉ ra như vậy. Điều ông không nói thêm là một số người trong chúng ta cũng sẽ chết trong ngắn hạn. Và những người mà rốt cục sẽ chết vẫn chưa được sinh ra. “Chúng ta”, nói cách khác, bao gồm một loạt các thế hệ xen kẽ, những người sẽ gặp chung một số phận, nhưng không phải cùng một lúc. Những người già tồn tại đồng thời cùng những người trẻ, những người cuối cùng rồi cũng sẽ già đi. Và khi họ già đi, họ sẽ hòa mình vào một lớp những người trẻ tuổi mà hiện chưa tồn tại. Continue reading “Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?”

Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế

Nguồn: Urs Rohner, “GDP Should Be Corrected, Not Replaced”, Project Syndicate, 17/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng từ lâu đã chỉ ra rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một phương thức đo lường không đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội, và do đó không nên là mối quan tâm duy nhất của các nhà làm chính sách. Tuy vậy chúng ta vẫn chưa tìm được một phương thức khả thi khác thay thế cho chỉ số GDP.

Một điểm thiếu sót khá rõ ràng của GDP là việc chỉ số này không tính đến giá trị của các công việc nội trợ, bao gồm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi trong gia đình. Quan trọng hơn nữa, việc gán một giá trị tiền tệ cho những hoạt động trên sẽ không giải quyết được một điểm yếu sâu sắc hơn của GDP: sự thiếu khả năng phản ánh đầy đủ trải nghiệm sống của từng thành viên trong xã hội. Tính thêm yếu tố công việc nội trợ sẽ làm GDP phình to, trong khi đó lại không tạo được khác biệt thực sự nào về mặt tiêu chuẩn sống. Và những phụ nữ cấu thành một phần đáng kể trong nhóm những người làm các công việc nội trợ sẽ tiếp tục được coi là những “tình nguyện viên”, thay vì là những nhân tố đóng góp thực sự cho nền kinh tế. Continue reading “Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế”

Thuế giúp cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội như thế nào?

Nguồn:How taxes can align the interests of individuals and society”, The Economist, 21/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thị trường được cho là tạo ra một trạng thái ma thuật, tại đó không ai có thể trở nên khấm khá hơn mà không làm cho người khác trở nên nghèo đi. Điều khó xử là các thị trường thường thất bại. Lý do là những người trực tiếp tham gia vào một giao dịch không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi giao dịch đó. Ví dụ, một chuyến xe vào trung tâm thành phố sẽ tạo ra sự tắc nghẽn cho mọi người; một công ty đổ chất thải vào một con sông sẽ đầu độc nguồn nước uống ở phía hạ lưu; khí thải carbon làm nóng hành tinh chung của tất cả chúng ta. Các nhà kinh tế học có một thuật ngữ đặc biệt cho những phí tổn không mong muốn này: đó là “ngoại ứng” (externalities). Các mức giá thị trường không bị kiểm soát thường chưa tính tới các phí tổn xã hội như vậy. Continue reading “Thuế giúp cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội như thế nào?”

Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?

Nguồn:How low can unemployment go”, The Economist, 22/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về việc làm cho tất cả mọi người là một điều hão huyền.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tức ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, được Quốc hội giao nhiệm vụ tìm phương án để đạt được toàn dụng lao động. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách không thể tiến hành một cuộc “chiến tranh toàn diện” với thất nghiệp. Thay vào đó, họ tự hỏi: thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào một cách bền vững? Bốn lần một năm, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Fed lại đưa ra những mức mà họ nghĩ rằng tại đó thất nghiệp sẽ ổn định trong dài hạn – một con số mà họ cho là vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Ý tưởng về tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên” đó đến từ đâu? Continue reading “Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?”

Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?

Nguồn:How supply can create its own demand”, The Economist, 20/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jean-Baptiste Say giải thích rằng có cung ắt có cầu.

Vào giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ Đại Suy thoái, hơn một phần tư số công nhân Mỹ không thể tìm được việc làm. Không có đủ lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ mà họ có thể cung ứng. Ngày nay, lực lượng lao động Mỹ có thể sản xuất nhiều gấp 17 lần, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại chỉ dưới 5%. Bằng cách nào đó mà lượng cầu, vốn rất thấp trong những năm 1930, lại tăng tương ứng với một nguồn cung hàng hoá và dịch vụ khổng lồ tám thập niên sau đó. Kết quả đáng mừng này có thể đã làm kinh ngạc một số nhà kinh tế trong những năm 1930, những người đã lo lắng về tình trạng trì trệ “trường kỳ”. Nhưng điều này chẳng có gì là ngạc nhiên đối với một thế hệ các nhà kinh tế lớn tuổi hơn, do Jean-Baptiste Say đứng đầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “A Treatise on Political Economy” (Chuyên luận về Kinh tế chính trị), đã được tái bản đến sáu lần từ năm 1803 đến năm 1841, chứa đựng nhiều điều mà sau này được gọi là Định luật Say, khái niệm chỉ ra rằng cung có thể tạo ra cầu cho chính mình. Continue reading “Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?”

‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?

Nguồn:How people became the central focus of economics”, The Economist, 19/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi chủ đề đầu tư xuất hiện trong kinh tế, người ta thường nghĩ tới những tài sản vật chất. Các công ty thảo luận về đầu tư vào các nhà máy, các chính phủ nói về cơ sở hạ tầng, và người dân nói về bất động sản, nhà cửa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có một trọng tâm đầu tư mềm, ít hữu hình hơn, đó là kiến ​​thức và kỹ năng. Các công ty cố gắng đào tạo những kỹ năng này cho lực lượng lao động, các chính phủ cho cộng đồng của họ, và người dân cho chính họ. Các nhà kinh tế học sử dụng khái niệm “vốn con người” (human capital) để mô tả dạng đầu tư này. Tư duy này cho rằng cũng giống như chi tiêu cho các tòa nhà hay đường sá tạo ra nguồn vốn vật chất, quá trình đầu tư vào tri thức cũng tạo ra vốn con người. Một số nhà phê bình không thích việc coi giáo dục chỉ là nhằm theo đuổi vốn (con người), nhưng nó là một khái niệm có giá trị cho phân tích và chính sách. Kinh tế học có thể dạy cho chúng ta như thế nào về điều này? Continue reading “‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?”

Tại sao các công ty tồn tại?

Nguồn:Why do firms exist”, The Economist, 18/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về cơ chế giá là trọng tâm của nghiên cứu về kinh tế. Giá thị trường truyền đạt thông tin về những gì mọi người muốn mua và những gì mà người khác muốn bán. Adam Smith đã sử dụng phép ẩn dụ về “bàn tay vô hình” để mô tả cách thức mà nền kinh tế được quản lý bằng các tín hiệu giá. Năm 1937, một bài báo được xuất bản bởi Ronald Coase, một nhà kinh tế học người Anh, đã chỉ ra một lỗ hổng trong quan điểm này: nó không phù hợp với những gì xảy ra bên trong các công ty. Ví dụ, khi một nhân viên chuyển từ phòng này sang phòng khác, anh ta không làm như vậy để phản ứng với các mức lương cao hơn, mà vì anh ta được ra lệnh làm điều đó. Câu hỏi đặt ra bởi Coase là một điều sâu sắc, nếu không phải là gây lúng túng, cho kinh tế học. Tại sao các công ty tồn tại? Continue reading “Tại sao các công ty tồn tại?”

Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Nguồn:What structural reform is and why it is important?”, The Economist, 09/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính phủ các nước có thể làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng các chính phủ cần giúp thị trường hoạt động hiệu quả: cưỡng chế thực hiện hợp đồng, giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, cung cấp điện cho các công ty, hay các hoạt động tương tự. Ngân hàng Thế giới có bảng xếp hạng hàng năm về mức độ hiệu quả của các chính phủ: các bảng xếp hạng mới nhất được công bố vào tháng Mười. Ở nhiều quốc gia, chính phủ khiến cho việc kinh doanh trở nên khó khăn: chẳng hạn, ở Madagascar, một doanh nghiệp có thể phải chờ hơn một năm mới được cấp điện. Tạp chí The Economist thường khuyến nghị “cải cách cơ cấu” (structural reform) như là một phương thuốc chữa các căn bệnh kinh tế. Nhưng chính xác thì “cải cách cơ cấu” nghĩa là gì? Continue reading “Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?”

Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?

Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.

Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị trường. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?”

Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?

Nguồn: Gary Saul Morson & Morton Schapiro, “Economics With a Humanities Face,” Project Syndicate, 28/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc khảo sát năm 2006, giáo sư các trường đại học ở Mỹ được hỏi rằng sở hữu kiến thức trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thì tốt hơn hay là nên sở hữu kiến thức chỉ trong một lĩnh vực. Trong số các giáo sư tâm lý học tham gia khảo sát, có 79% tỏ ra hứng thú với việc nghiên cứu liên ngành, giống như 73% các nhà xã hội học và 68% các sử gia. Những người ít nhiệt tình nhất? Các nhà kinh tế học: chỉ 42% người được khảo sát cho biết họ đồng ý với nhu cầu hiểu thế giới thông qua một ống kính đa ngành. Như một nhà quan sát đã nói một cách thẳng thừng: “Các nhà kinh tế nghĩ rằng họ không có gì để học hỏi từ bất cứ ai khác.”

Trên thực tế, các nhà kinh tế học sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu họ mở rộng trọng tâm của mình. Nghiên cứu với đối tượng con người, kinh tế học có nhiều điều để học hỏi từ các ngành nhân văn. Điều đó không chỉ khiến các mô hình kinh tế học có thể thực tế hơn và dự đoán của nó có thể chính xác hơn, mà các chính sách kinh tế còn có thể hiệu quả hơn và công bằng hơn. Continue reading “Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?”

Thâm hụt tài khoản vãng lai là gì?

Nguồn:What is a current-account deficit”, The Economist, 07/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu nó có phải là một nguyên nhân để lo lắng hay không?

Các nhà kinh tế học thường lo lắng về thâm hụt tài khoản vãng lai của một quốc gia. Mức thâm hụt này của Thổ Nhĩ Kỳ là khoảng 4% GDP. Năm ngoái, thâm hụt của nước Anh chiếm khoảng 4,5% GDP. Mỹ cũng phải chịu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong nhiều năm. Điều này có ý nghĩa gì, và liệu mọi người có nên lo lắng về nó? Continue reading “Thâm hụt tài khoản vãng lai là gì?”

Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ

Nguồn: Michael Heise, “Rewriting the Monetary-Policy Script,” Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Các ngân hàng trung ương lớn sẽ còn tiếp tục mù quáng dựa vào những luật lệ cứng nhắc để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng trong bao lâu nữa? Với những lợi ích rõ ràng của chính sách tiền tệ linh hoạt, các nhà điều hành ngân hàng trung ương cần nhìn vào những cơ hội mà sự linh hoạt có thể mang lại.

Từ lâu, quy tắc vàng của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là nếu lạm phát xuống dưới khoảng mục tiêu chính thức, lãi suất ngắn hạn sẽ được điều chỉnh xuống một mức có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Cách tiếp cận này có nghĩa là một khi lãi suất ngân hàng xuống gần đến hoặc đến mức 0%, các ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt các chương trình mua tài sản lớn với nhiệm vụ kích cầu. Khi tình huống này xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tự động đi theo các kịch bản định trước của các mô hình kinh tế tân Keynes. Continue reading “Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ”

Liệu thị trường có thể quá tự do không?

Nguồn:Can markets be too free?“, The Economist, 02/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi được hỏi tại sao Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lại thất bại trong việc chẩn đoán tình trạng cho vay ngân hàng lỏng lẻo vốn cuối cùng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Alan Greenspan, cựu chủ tịch Fed, cho biết ông đã có một mô hình sai. Ông đã giả định rằng các chủ ngân hàng, vốn hành động vì lợi ích của mình, sẽ không thể phá hoại ngân hàng của chính mình. Ông ta đã sai, và kể từ đó quy định đối với các ngân hàng đã trở nên chặt chẽ hơn.

Trên thực tế, một phần do cuộc khủng hoảng và các rối loạn chính trị mà cuộc khủng hoảng đã giúp làm gia tăng (như Brexit, hay việc Donald Trump đắc cử), nên thành kiến chống lại việc can thiệp vào các thị trường (về tín dụng, hàng hoá thương mại quốc tế, và những thứ khác) đã trở nên suy yếu đáng kể. Câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách dường như không còn là “Làm thế nào để tự do hóa thị trường?”. Mà thay vào đó, nó trở thành “Liệu thị trường có thể quá tự do không?” Continue reading “Liệu thị trường có thể quá tự do không?”

Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học

Nguồn: Paola Subacci, “Economic Crises and the Crisis of Economics”, Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có thật là ngành kinh tế học “đang gặp khủng hoảng”? Nhiều người làm chính sách, như là Andy Haldane, kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, tin rằng điều đó là sự thật. Thật vậy, một thập niên trước, các nhà kinh tế học đã không dự báo được một cơn bão lớn sắp xảy ra, cho đến khi nó trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong gần 80 năm. Gần đây hơn, họ đã nhận định sai về những ảnh hưởng tức thời mà cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây ra cho nền kinh tế Anh.

Dĩ nhiên là những dự báo hậu Brexit không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng với điều kiện là chúng ta nhìn vào ảnh hưởng dài hạn của cuộc trưng cầu Brexit. Đúng là một số nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế Anh sẽ sụp đổ trong sự hoảng loạn diễn ra sau kết quả trưng cầu, nhưng các hoạt động kinh tế đã chứng minh rằng nó tương đối vững vàng, với GDP tăng khoảng 2,1% trong năm 2016. Nhưng giờ đây khi Thủ tướng Anh Theresa May ngụ ý rằng bà muốn một Brexit “cứng”, tiên lượng dài hạn ảm đạm dường như là nhận định đúng. Continue reading “Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học”

Toàn dụng lao động thực sự nghĩa là gì?

Nguồn:What full employment really means”, The Economist, 29/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1977, chính phủ Mỹ đã đưa ra cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed) một điều có vẻ như một mục tiêu đơn giản: việc làm tối đa. Janet Yellen, Chủ tịch hiện tại của Fed, cho rằng Mỹ đã đến khá gần mục tiêu; ở mức 4,7%, tỷ lệ thất nghiệp là khá thấp theo tiêu chuẩn lịch sử. Nhưng các công ty vẫn tiếp tục thuê lao động, và những người Mỹ trưởng thành, trong đó chỉ có khoảng 69% có việc làm, có vẻ ít hơn số lao động được sử dụng ở mức tối đa. Hầu hết các chính phủ đặt cho mình hoặc các ngân hàng trung ương một phương châm là toàn dụng lao động hoặc việc làm tối đa. Nhưng chính xác thì như thế nào được tính là toàn dụng lao động? Continue reading “Toàn dụng lao động thực sự nghĩa là gì?”

Liệu pháp ‘tiền trực thăng’ rồi sẽ phải được dùng tới?

helicoptermoney

Nguồn: Robert Skidelsky, “Helicopter Money is in the Air”, Project Syndicate, 22/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính sách tài khóa đang thịnh hành trở lại sau nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập niên, liên tục bị thất sủng. Lý do thật đơn giản: sự phục hồi không đầy đủ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Nói tới vấn đề phục hồi, Châu Âu đang là khu vực chật vật nhất: GDP của lục địa già gần như không tăng trưởng trong 4 năm trở lại đây, còn GDP bình quân đầu người thậm chí vẫn đang thấp hơn mức năm 2007. Không những vậy, các dự báo về tăng trưởng của Châu Âu đều nhuốm một màu ảm đạm. Tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã công bố một báo cáo trong đó gợi ý rằng mức chênh lệch sản lượng âm (so với sản lượng tiềm năng) trong khu vực đồng euro là 6%, cao hơn 4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Continue reading “Liệu pháp ‘tiền trực thăng’ rồi sẽ phải được dùng tới?”