Các cuộc cách mạng phẩm giá

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Nhu cầu được thừa nhận phẩm giá một cách bình đẳng thổi luồng sinh khí cho Cách mạng Pháp, và nó vẫn tiếp tục sống động cho đến ngày nay.

Ngày 17 tháng Mười hai năm 2010, cảnh sát tịch thu hàng hóa trên xe chở rau của một người bán hàng rong ở Tunisia tên là Mohamed Bouazizi, lấy lý do anh không có giấy phép. Theo lời gia đình kể lại, anh bị một nữ cảnh sát, Faida Hamdi, tát ngay trước mặt mọi người, cũng là người đã tịch thu cả cân điện tử của anh và nhổ nước bọt vào mặt anh (việc Hamdi là nữ có thể tăng thêm cảm giác nhục nhã trong một nền văn hóa trọng nam). Bouazizi đã đến văn phòng thống đốc để phàn nàn và lấy lại chiếc cân, nhưng thống đốc từ chối gặp anh. Bouazizi sau đó đổ xăng lên người và tự thiêu, hét lên, “Các người muốn tôi sống sao?” Continue reading “Các cuộc cách mạng phẩm giá”

Từ phẩm giá đến dân chủ

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Quan niệm hiện đại về bản sắc là sự hợp nhất ba hiện tượng khác nhau. Đầu tiên là thymos, khía cạnh phổ quát về tính cách con người khát khao có được sự thừa nhận. Thứ hai là việc phân biệt được nội ngã và ngoại ngã, và đề cao giá trị đạo đức của nội ngã đối với xã hội bên ngoài. Điều này chỉ xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền hiện đại. Thứ ba là quan niệm về nhân phẩm ngày càng thay đổi, trong đó sự công nhận không chỉ dành cho một tầng lớp nhỏ, mà còn cho tất cả mọi người. Việc mở rộng và phổ quát hóa phẩm giá đã biến cuộc tự vấn về bản ngã trở thành một đề án chính trị. Trong tư tưởng chính trị phương Tây, sự thay đổi này diễn ra ở thế hệ sau Rousseau, bởi các triết gia Immanuel Kant và đặc biệt là Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Continue reading “Từ phẩm giá đến dân chủ”