Tác giả: Phạm Trọng Nghĩa
Ngày 5 tháng 10 năm 2015, tại Atlanta, Hoa Kỳ, 12 quốc gia thành viên tham gia đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) tuyên bố kết thúc đàm phán. Một tháng sau, ngày 5 tháng 11 năm 2015, bản dự thảo Hiệp định TPP (tiếng Anh) được công bố. Theo công bố,[1] ngoài Lời nói đầu và các Phụ lục, Hiệp định TPP gồm 30 chương, 516 điều.[2] Hiệp định TPP có phạm vi rộng, bao phủ toàn diện, xác lập các tiêu chuẩn cao, cam kết mở cửa trên 20 lĩnh vực khác nhau với phạm vi và mức độ cam kết sâu rộng hơn so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thông thường mà Việt Nam đã tham gia. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ như các FTA khác, Hiệp định TPP yêu cầu các nước cam kết trên nhiều lĩnh vực mới như mua sắm chính phủ, lao động, môi trường, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước … Bên cạnh đó, Hiệp định còn có các quy định chung, xuyên suốt nhằm bảo đảm thực thi Hiệp định như giải quyết tranh chấp, các ngoại lệ và các điều khoản về thể chế… Đối với Việt Nam, trong tổng số 14 FTA mà Việt Nam tham gia,[3] Hiệp định TPP là FTA đầu tiên có chương riêng về lao động.[4] Continue reading “Cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP: Cần đánh giá tác động toàn diện”