#140 – Vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại quốc tế

Nguồn: Benjamin J.Cohen (1990). “Review: The Political Economy of International Trade”, International Organization, Vol. 44, No. 2, pp. 261-281.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phan Thị Ngọc Mai

Đối với các nhà kinh tế được đào tạo theo hướng tân cổ điển truyền thống, chủ đề thương mại quốc tế thường gây nhiều thất vọng. Một mặt, chúng ta có những lý thuyết từ thời Adam Smith và David Ricardo, trong đó nhấn mạnh tất cả các lợi ích của việc mở cửa thị trường và trao đổi không giới hạn giữa các quốc gia dựa trên sự khác biệt về lợi thế so sánh. Mặt khác, chúng ta có thế giới thực, nơi các thế lực của chủ nghĩa trọng thương và bảo hộ luôn phổ biến nếu không muốn nói là hoàn toàn chiếm ưu thế. Trong các lĩnh vực kinh tế Continue reading “#140 – Vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại quốc tế”

#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

stethoscope

Nguồn: J. Lawrence Broz  & Jeffry A. Frieden (2001). “The Political Economy of International Monetary Relations”, Annual Review of Political Science 2001, No.4, pp. 317–343. >>PDF

Biên dịch: Phan Thị Ngọc Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Cấu trúc của quan hệ tiền tệ quốc tế đã trở thành vấn đề nổi bật trong suốt hai thập kỉ qua. Cả chính sách tỷ giá hối đoái trong nước và đặc tính của hệ thống tiền tệ quốc tế đều cần được giải thích. Ở cấp độ quốc gia, lựa chọn chế độ tỷ giá và mức độ kì vọng của tỷ giá hối đoái đều liên quan đến sự đánh đổi về phân phối lợi ích. Vì thế, áp lực từ các nhóm lợi ích và các đảng phái, cấu trúc của các thể chế chính trị, và động cơ tranh cử của các chính trị gia đều ảnh hưởng đến quyết định chọn chế độ tỷ giá và mức tỷ giá. Ở cấp độ quốc tế, tính chất của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào sự tương tác chiến lược giữa các chính phủ, điều này vốn chịu tác động từ lợi ích quốc gia và bị ràng buộc bởi môi trường quốc tế. Đặc biệt, chế độ tiền tệ cố định quy mô toàn cầu hay khu vực đều đòi hỏi ít nhất có sự phối hợp và hợp tác rõ ràng giữa chính phủ các quốc gia. Continue reading “#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế”