Nguồn: Shih-Ming Kao (2014). “Regional Cooperation in the Mediterranean and the Caribbean Seas: Lessons Learned and Possible Alternatives to the South China Sea Disputes, Coastal Management, Vol. 42, No. 3, pp. 263-279.
Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm
Tóm tắt
Trong khi triển vọng giải quyết hiệu quả các tranh chấp trên Biển Đông còn xa vời thì có nhiều việc cần thiết mà các bên liên quan vẫn có thể cùng nhau giải quyết. Các ví dụ về hợp tác khu vực từ những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là từ những khu vực tương tự như Biển Đông, sẽ cung cấp những bài học có giá trị về vấn đề này. Bài viết này có mục đích tìm hiểu xem việc hợp tác khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biển, được thực hiện ở biển Địa Trung Hải và vùng biển Caribê như thế nào và thấy rằng cả hai khu vực đã thiết lập cơ chế hợp tác khu vực trên hầu hết các vấn đề. Tuy nhiên các cơ chế hợp tác có sự khác biệt đáng kể về hình thức, nguồn gốc, khuôn khổ pháp lý, và thể chế. Bài học có thể áp dụng được cho Biển Đông là nên có một quy chế có tính ràng buộc pháp lý để quản lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường biển; nên có một tổ chức quản lý nghề cá khu vực để quản lý tài nguyên sinh vật biển; một số vấn đề chỉ nên có sự tham gia của các quốc gia có biên giới trên Biển Đông trong khi các quốc gia ngoài khu vực chỉ nên có tư cách quan sát viên; và hợp tác nên được bắt đầu từ các lĩnh vực ít nhạy cảm chính trị. Cũng như tại các khu vực có tranh chấp khác, ý chí chính trị từ tất cả các bên trong khu vực là tối quan trọng cho sự thành công của bất kỳ cơ chế nào trong các cơ chế đã nói ở trên. Continue reading “#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông”