Nguồn: Alexander Baunov & Thomas De Waal, “Red Scares, Then and Now”, Project Syndicate, 17/11/2017.
Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Mỹ đã chứng kiến “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) lần đầu tiên ngay sau khi kết thúc Thế chiến I. Trong 3 năm, Nga được cho là đã không ngừng kích động nổi loạn và đình công trong giới công nhân, một phần trong chiến dịch có phối hợp nhằm phá hoại chủ nghĩa tư bản Mỹ. Sau đó, vào ngày 29 tháng 04 năm 1920, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ A. Mitchell Palmer cảnh báo rằng, vào hai ngày tiếp theo, tức ngày Quốc tế Lao động 01/05, công nhân Mỹ sẽ nổi dậy để lật đổ Chính phủ Mỹ bằng vũ lực. Viễn cảnh đó đã không xảy ra, và Nỗi sợ cộng sản cũng đã biến mất rất nhanh như cách mà nó đến.
Nước Mỹ trải qua một Nỗi sợ cộng sản khác sau Thế chiến II. Sự phát triển của Liên Xô khi tự mình sở hữu được một quả bom nguyên tử, cùng với việc “mất” Trung Quốc vào tay Mao Trạch Đông và những người Cộng sản Trung Quốc, đã làm dấy lên nỗi sợ hãi mạnh mẽ trong lòng nước Mỹ mà, khi hồi tưởng lại, dường như vẫn khó có thể tin nổi. Các công ty Mỹ, cụ thể là các hãng phim Hollywood, đã lập một danh sách đen những người bị nghi ngờ là cánh tả, gây hại cho không biết bao sinh mạng. Continue reading “Nỗi sợ nước Nga của phương Tây: Ngày ấy và bây giờ”