Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar

Nguồn: Harold James, “Ten Weimar Lessons”, Project Syndicate, 02/05/2018.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ ngày thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, người Đức luôn lo sợ khi nhìn về quá khứ sụp đổ của Cộng hòa Weimar vào đầu thập niên 1930 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nền dân chủ của thế giới đang gặp khó khăn gia tăng và chủ nghĩa chuyên chế đang nổi lên, những bài học của thời kỳ đó cũng nên được những nước khác lưu tâm.

Trước tiên, các cú sốc kinh tế – chẳng hạn như các vòng xoáy lạm phát, suy thoái và các cuộc khủng hoảng ngân hàng… – luôn luôn là thách thức đối với tất cả các chính phủ ở mọi nơi. Sự mất an ninh và khó khăn về kinh tế khiến người dân tin rằng bất kỳ chế độ nào cũng sẽ tốt hơn chế độ hiện tại. Đó không chỉ là một bài học hiển nhiên được rút ra từ những tháng năm của Cộng hòa Weimar, mà còn là bài học mà đại bộ phận các nghiên cứu về logic kinh tế của dân chủ đã chỉ ra. Continue reading “Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar”

Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’

Nguồn: Gurpreet S. Khurana, “Trump’s new Cold War alliance in Asia is dangerous”, Washington Post, 14/11/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm gần đây đến châu Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới biết cái nhìn đầu tiên về chiến lược địa chính trị đang hình thành của mình. Cả ở Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam lẫn cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á – Thái Bình Dương”, thuật ngữ thường xuyên được các chính quyền tiền nhiệm của Mỹ sử dụng.

Thuật ngữ mới này đã làm thay đổi bản đồ nhận thức vốn đã chiếm ưu thế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trung Quốc tiến hành các chính sách “đổi mới và mở cửa” vào những năm 1980. “Châu Á – Thái Bình Dương” gợi ra hình ảnh về một cộng đồng lợi ích, gắn kết Mỹ và Đông Á. Còn thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mà ông Trump sử dụng lại thể hiện một cấu hình mới trong đó Ấn Độ và Mỹ, cùng với các quốc gia dân chủ chủ yếu khác tại châu Á – đặc biệt là Nhật Bản và Úc – cùng nhau kiềm chế ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc, trong hình hài của một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản mới. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’”

Nỗi sợ nước Nga của phương Tây: Ngày ấy và bây giờ

Nguồn: Alexander Baunov & Thomas De Waal, “Red Scares, Then and Now”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mỹ đã chứng kiến “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) lần đầu tiên ngay sau khi kết thúc Thế chiến I. Trong 3 năm, Nga được cho là đã không ngừng kích động nổi loạn và đình công trong giới công nhân, một phần trong chiến dịch có phối hợp nhằm phá hoại chủ nghĩa tư bản Mỹ. Sau đó, vào ngày 29 tháng 04 năm 1920, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ A. Mitchell Palmer cảnh báo rằng, vào hai ngày tiếp theo, tức ngày Quốc tế Lao động 01/05, công nhân Mỹ sẽ nổi dậy để lật đổ Chính phủ Mỹ bằng vũ lực. Viễn cảnh đó đã không xảy ra, và Nỗi sợ cộng sản cũng đã biến mất rất nhanh như cách mà nó đến.

Nước Mỹ trải qua một Nỗi sợ cộng sản khác sau Thế chiến II. Sự phát triển của Liên Xô khi tự mình sở hữu được một quả bom nguyên tử, cùng với việc “mất” Trung Quốc vào tay Mao Trạch Đông và những người Cộng sản Trung Quốc, đã làm dấy lên nỗi sợ hãi mạnh mẽ trong lòng nước Mỹ mà, khi hồi tưởng lại, dường như vẫn khó có thể tin nổi. Các công ty Mỹ, cụ thể là các hãng phim Hollywood, đã lập một danh sách đen những người bị nghi ngờ là cánh tả, gây hại cho không biết bao sinh mạng. Continue reading “Nỗi sợ nước Nga của phương Tây: Ngày ấy và bây giờ”

Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên

Nguồn: Ian Buruma, “The North Korean Cult”, Project Syndicate, 09/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta có thể dễ dàng vẽ tranh biếm họa về sự kỳ quặc của chế độ độc tài Triều Tiên. Ông Kim Jong-un, với kiểu tóc úp bát thời trang thập niên 1930 (người ta cho rằng mái tóc đó là nhằm khiến ông Kim trông giống ông nội mình, Kim Il-sung [Kim Nhật Thành], người sáng lập chế độ), bộ quần áo kiểu Mao Trạch Đông lỗi thời, và thân hình thấp, mập mạp, khiến ông trông gần như là một nhân vật hoạt hình. Người dân trịnh trọng coi ông Kim là một thiên tài có quyền lực tuyệt đối. Ông được tôn thờ như là một vị chúa và thường xuyên được người dân vây quanh. Trong số những người vây quanh đó, có những quân nhân cấp cao nhất với loạt huân chương dày đặc, cười nói hoặc vỗ tay, hoặc reo hò nhiệt liệt. Continue reading “Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên”

Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc

Nguồn: Kerry Brown, “Order, order in Chinese Communist Party congresses”, East Asia Forum, 15/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối cùng, ngày 18 tháng 10 năm 2017 đã được thông báo là ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Thông tin này càng củng cố nhận thức về một tiến trình tẻ nhạt được xem như là chiến lược chủ đạo của giới lãnh đạo Bắc Kinh (đối với đại hội Đảng lần này). Không giống như năm 2012, một năm đầy kịch tính cũng như sự bất định trước thềm đại hội Đảng, lần này mọi thứ sẽ diễn ra như một cỗ máy. Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự bất đồng nội bộ ở Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Sự bảo đảm được định sẵn như vậy cho chúng ta biết rất nhiều điều về các kỳ đại hội và vai trò của chúng. Ai cũng muốn chứng kiến các kỳ đại hội đình đám được tổ chức 5 năm một lần này giống với các kỳ hội nghị của các chính đảng phương Tây. Nhưng tất nhiên, đại hội Đảng của Trung Quốc được tiến hành trong một bối cảnh nơi đảng này là đảng duy nhất có vai trò. Trung Quốc không cần dùng những sự kiện này để thuyết phục cử tri về một đường lối chính sách cụ thể hay cố gắng gây sự chú ý của công chúng, hay thậm chí là để quyết định Đảng sẽ làm gì. Continue reading “Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc”

Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “Calling the Chinese Bully’s Bluff”, Project Syndicate, 08/08/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Trung Quốc càng tích lũy được thêm sức mạnh, nước này càng cố gắng để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại bằng những màn hù dọa và bắt nạt. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đối đầu biên giới trên dãy Himalaya giữa nước này với quân đội Ấn Độ tiếp tục diễn ra, cách tiếp cận đó đang ngày càng bộc lộ những hạn chế một cách rõ nét.

Cuộc đối đầu hiện tại được châm ngòi từ giữa tháng 6, khi Bhutan, một đồng minh thân cận của Ấn Độ, phát hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng mở rộng một tuyến đường xuyên qua Doklam, một cao nguyên thuộc dãy Himalaya vốn thuộc về Bhutan nhưng bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Ấn Độ, nước bảo đảm an ninh cho đất nước Bhutan nhỏ bé, đã nhanh chóng đưa quân và trang thiết bị đến đó nhằm ngăn chặn việc xây dựng của Trung Quốc, quả quyết rằng tuyến đường đó – mà từ đây có thể bao quát điểm giao nhau giữa biên giới Tây Tạng, Bhutan, và bang Sikkim của Ấn Độ – đe dọa đến an ninh của chính nước này. Continue reading “Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc”

Bàn cờ mới ở Trung Đông

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, 07/07/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc các trận đánh ở Mosul và Raqqa đánh bật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi thành trì của chúng ở Syria và Iraq, và việc nội chiến Syria trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài, các cuộc xung đột khốc liệt nhất của Trung Đông đang biến chuyển nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm được giải quyết.

Vương quốc Hồi giáo tự xưng của IS chưa bao giờ là một nhà nước có thể bị dồn vào thế đầu hàng vô điều kiện, đồng nghĩa với việc các cuộc chiến ở Mosul và Raqqa chưa bao giờ mang tính chất quyết định, ngay cả khi những trận đánh này đã tiêu diệt được những nơi trú ẩn của IS. Như việc IS thâm nhập vào Libya và Bán đảo Sinai của Ai Cập cho thấy, có rất nhiều những vùng đất được kiểm soát lỏng lẻo mà chúng có thể thâm nhập. Continue reading “Bàn cờ mới ở Trung Đông”

Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The End of the Trump Administration?”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không.

Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Continue reading “Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?

Nguồn: Sean Wilentz, “A Long Way from Comey to Watergate”, Project Syndicate, 11/05/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey của Tổng thống Donald J. Trump là vô tiền khoáng hậu, giống như phần lớn những gì mà Trump đã thực hiện trên cương vị Tổng thống. Dù lần này có nhiều điểm tương đồng với cuộc “Thảm sát Đêm Thứ bảy” tai tiếng của Tổng thống Richard M. Nixon diễn ra 44 năm trước trong bối cảnh vụ bê bối Watergate, nhưng hoàn cảnh chính trị của hai vụ việc là hoàn toàn khác nhau.

Vào tháng 10 năm 1973, chờ đến cuối tuần, Nixon đã ra lệnh sa thải một công tố viên đặc biệt mới được bổ nhiệm có tên Archibald Cox, người đã gửi một trát tòa yêu cầu Nixon bàn giao các băng ghi âm bí mật thu lại các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng, những tài liệu có tính chất gây tổn hại rõ ràng và mạnh mẽ tới vị Tổng thống. Continue reading “Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?”

Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “Trump’s Diplomatic Deficit”, Project Syndicate, 26/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc xâu chuỗi các điểm chiến lược gồm Afghanistan, Syria và Triều Tiên đã trở thành một việc không thể không làm. Chỉ bằng cách đó thì thế giới mới bắt đầu nhận thức được điều gì đó giống như một cách tiếp cận mạch lạc, dù lệch hướng, về chính sách đối ngoại Mỹ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hãy bắt đầu với cuộc tấn công quân sự vào sân bay của Syria, nơi mà chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Phải chăng loạt bắn các tên lửa Tomahawk chỉ đơn giản nhằm gửi đi một thông điệp như chính quyền Trump tuyên bố? Hành động này có hàm ý một cách tiếp cận mang tính can thiệp mạnh hơn vào cuộc nội chiến bế tắc ở Syria? Continue reading “Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump”

Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh

Tác giả: Lê Như Mai

Những ngày gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang. Đáp trả lại những hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc lựa chọn đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí thông thường đối với Triều Tiên, trong đó có thể sử dụng bom, tên lửa, tấn công mạng hay các hoạt động tác chiến đặc biệt trên mặt đất khác, nếu phát hiện Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ sáu. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng công khai cân nhắc đánh phủ đầu để ngăn chặn một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Bài viết này phân tích những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên trong vài tháng trở lại đây để xác định những thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh”

Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?

Nguồn: Michael Mandelbaum, “Will nuclear history repeat itself in Korea?”, Project Syndicate, 04/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.

Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên. Continue reading “Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?”