Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào?

Tác giả: Thư Hương

Biến động: Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào? là cuốn sách đượcviết theo lối so sánh, đối tượng là bảy mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên, bảy quốc gia mà Jared Diamond sống và làm việc trong hơn bảy mươi năm qua. Bảy nước này có thể nói là quen thuộc với cá nhân tác giả, thông thạo ngôn ngữ 6/7 nước, tới lui nhiều lần và quan tâm nghiêm túc đến các biến cố mà các quốc gia này gặp phải. Từ kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân và của bạn bè, ông tập trung khảo về các biến cố của hai nước châu Âu (Đức và Phần Lan), hai nước châu Á (Nhật Bản và Indonesia), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), Nam Mỹ (Chile) và nước Úc, không có nước nào ở châu Phi.

Ở chương đầu, tác giả viết về những biến cố cá nhân và hệ quả của nó, có người sẽ vượt qua biến cố và trỗi dậy mạnh mẽ, có người thất bại và thậm chí là tự sát. Jared Diamond bàn đến 12 nhân tố, con số theo ông là vừa đủ, tác động đến việc xử lý thành công biến cố cá nhân, từ đó tìm ra những nhân tố tương đương tác động đến các hệ quả của biến cố quốc gia. Continue reading “Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào?”

Hệ số nhân Keynes là gì?

20160813_bbd001_0

Nguồn: What is the Keynesian multiplier?“, The Economist, 07/09/2016.

Biên dịch: Thu Hương

Khi Tổng thống Obama tìm cách kích thích nền kinh tế Mỹ đang uể oải bằng cách tung ra một gói kích thích tài khóa trị giá hơn 800 tỷ USD, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Một số chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng gói này sẽ không giúp ích nhiều cho nền kinh tế, ngược lại một số khẳng định GDP Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều hơn con số 800 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai phe đều dựa vào một khái niệm kinh tế cơ bản: hệ số nhân Keynes.

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong kinh tế học vĩ mô. Vậy thì khái niệm này ra đời từ đâu và tại sao lại gây ra nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Hệ số nhân Keynes là gì?”

Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?

20160820_bbd001_0

Nguồn: What is the Nash equilibrium and why does it matter?“, The Economist, 06/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Các nhà kinh tế học có thể giải thích những điều diễn ra trong quá khứ và đôi lúc còn có thể dự đoán chính xác về tương lai. Tuy nhiên, không nhiều học thuyết có tính ứng dụng trong thực tiễn cao như điểm cân bằng Nash – học thuyết kinh tế được đặt tên theo nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nó và cũng nhờ đó mà đạt giải Nobel kinh tế năm 1994.

Khái niệm đơn giản này còn giúp các nhà kinh tế học tìm ra nguyên lý xác định giá cả của các công ty, giải thích các Chính phủ nên thiết kế những cuộc đấu giá như thế nào để được hưởng lợi nhiều nhất và giải thích cả nguyên nhân tại sao đôi lúc trong 1 nhóm sẽ đưa ra những quyết định tự chuốc lấy thất bại. Vậy thì điểm cân bằng Nash là gì và tại sao đây là một trong những khái niệm kinh tế có ý nghĩa quan trọng và thay đổi cả thế giới? Continue reading “Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?”

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?

20160730_ebd001

Nguồn: What causes financial crises?“, The Economist, 08/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Xét trên góc nhìn hạn hẹp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Đó là kết quả của rất nhiều rắc rối đã tích tụ qua thời gian: các ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm tín dụng quá ư phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt và sự phình to đến mất kiểm soát của thị trường nhà đất.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến các yếu tố ấy kết hợp lại với nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận con đường đi từ những quyết định siêu mạo hiểm đến tình cảnh thị trường tài chính rung lắc đã trở nên quá quen thuộc. Từ những sinh viên đang nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng Mỹ trong thế kỷ 10 cho đến những nhà đầu tư vẫn nhớ như in nỗi đau của châu Á thời kỳ cuối những năm 1990, tất cả đều đi chung một con đường ấy. Continue reading “Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?”

‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?

20160723_ebd001_0

Nguồn: What is information asymmetry?“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Khi mua sắm, chúng ta không thể biết được ngay sản phẩm đó có chất lượng như thế nào. Ví dụ, một chiếc tivi nhìn sẽ rất đẹp đẽ và có vẻ bền khi trưng bày ngoài cửa hàng nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chính sách bảo hành là một cách để làm tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mua hàng của những thương hiệu lớn giúp chúng ta an tâm hơn, nhưng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Một tiệm cà phê có đồ uống tuyệt hảo, nhưng cửa hàng Starbucks bên cạnh sẽ không mạo hiểm để bạn tìm thấy tiệm cà phê ấy.

Vấn đề trong các ví dụ kể trên vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng phải đến những năm 1970 các nhà kinh tế học mới bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry). Continue reading “‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?”