Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Viện sĩ Tiền Học Sâm (Qian Xue-sen) là một nhà khoa học lớn của Trung Quốc, nổi tiếng về tài năng và lòng yêu nước, đạo đức chân thành, giản dị khiêm tốn. Ông còn được gọi là Cha đẻ ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Tiền Học Sâm qua đời ngày 31/10/2010, thọ 98 tuổi. Toàn bộ các nhà lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc v.v… đã đến dự đám tang ông, điều đó cho thấy ông từng có một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc. Continue reading “Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm”

Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?

Qian-Xuesen-001

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoản bồi thường năm Canh Tý

Cuối thế kỷ 19, do không chịu nổi ách áp bức bóc lột dã man của phong kiến Mãn Thanh, nông dân một số tỉnh ở Trung Quốc đã nổi dậy chống triều đình. Phong trào này mới đầu có tên Nghĩa Hoà Quyền; từ 1899 đổi tên là Nghĩa Hoà Đoàn, chuyển mục tiêu sang chủ yếu chống đế quốc phương Tây.

Năm Canh Tý (1900), Nghĩa Hoà Đoàn chiếm Bắc Kinh và một số thành phố. Triều đình nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu chạy lên Tây An, bỏ ngỏ Bắc Kinh. Quân Nghĩa Hoà Đoàn mặc sức hãm hại giáo sĩ, kiều dân nước ngoài, cướp phá tài sản của họ và các sứ quán. Trước tình hình đó, lấy danh nghĩa bảo vệ kiều dân và sứ quán, quân đội 8 nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và đế quốc Áo-Hung liên kết nhau tiến vào Bắc Kinh và các thành phố bị chiếm. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn bị dập tắt. Continue reading “Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?”