Nhìn lại những sáng tạo kỹ thuật xuất sắc của Đại Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Cha ông chúng ta đã có nhiều lần chiến thắng quân xâm lược, như Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, Nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Quang Trung chiến thắng quân Thanh…, nhưng giải phóng thành công đất nước khỏi ách đô hộ của nước ngoài thì chỉ có hai: Cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhà Minh Trung Hoa đầu thế kỷ 15 và cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ của Thực dân Pháp thế kỷ 20.[1] Chúng ta biết khá ít về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh, đặc biệt là nghĩa quân đã đánh nhau với quân địch hùng mạnh ra sao, sử dụng vũ khí và cách đánh như thế nào? Bài khảo cứu này là một cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “Nhìn lại những sáng tạo kỹ thuật xuất sắc của Đại Việt”

Vì sao không thể Hán hóa người Việt?

Tác giả: Ngọc An p/v Trần Gia Ninh

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước. Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh: “Người Việt vốn là cộng đồng dân cư tinh túy nhất còn sót lại của tộc Bách Việt cũ”.

Hiện nay, vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của người Việt (Kinh) và không phải ai cũng cho rằng cội nguồn của người Việt là tộc Bách Việt. Ông có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề này?

Tôi cho rằng trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt (Kinh) thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người. Hiện có nhiều giả thuyết đối chọi nhau về vấn đề này. Tôi chia sẻ với ý kiến cho rằng cội nguồn của người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt (bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến), người Thục (thời Thục Phán) và người Hoa Hạ. Continue reading “Vì sao không thể Hán hóa người Việt?”

Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay). Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực. Continue reading “Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt”

Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy.

Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất  với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách. Continue reading “Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!”

Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương Tây xưa

Tấm bản đồ hàng hải (nautical map) trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và  G. Galilei  mới chào  đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng  giật mình thấy trong khi các địa danh CAMBODIA (Campuchia), CHAMPA (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Continue reading “Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt”

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

china5bc

Tác giả: Trần Gia Ninh

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.  Continue reading “Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt”