Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海 Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh: Paracels và Trường Sa người Trung Quốc được gọi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh: Spratlys). Trong khi đó, không ít bản đồ phương Tây vẽ trước thế kỷ XIX, thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[1] Continue reading “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa

Nguồn: South China Sea: Vietnam builds up defences against Beijing in Spratly Islands, report says”, SCMP, 22/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua để “đảm bảo có thể giáng đòn vào các cơ sở của Trung Quốc” tại quần đảo tranh chấp này.

Các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất được thực hiện tại Đá Tây (West Reef) và Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), theo báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS). Continue reading “Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa”