Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)

mao_zedong

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1, Phần 2

17.

Hỏi: Thế có nghĩa là Mao thành công?

Đáp: Mao cũng nghĩ thế. Ngày 26 tháng Chạp, trong một bài tường thuật về buổi Khánh tiết của Hồng quân tại Bắc Kinh, toàn thể báo chí, như tờ Hồng Kỳ, đều loan tin thắng lợi của Cách mạng Văn hoá. Nhưng những biến cố tiếp sau, chứng tỏ những chống đối còn lâu mới hết.

Mùa thu 1966, một nhóm Hồng Vệ Binh hùng hậu do Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn điều động, tấn công nhiều văn phòng của các nhà chức trách Thượng Hải. Đại diện Đảng và chính quyền, như Thị trưởng Tào Địch Thu và bí thư thứ nhất Ủy ban Thành phố là Trần Phi Hiển đã ứng phó, bằng cách nhượng bước trước yêu sách của Nghiệp đoàn Công nhân để lôi kéo công nhân ủng hộ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)

Mao Tse Toung

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1

8.

Hỏi: Sau khi Nhật đầu hàng, chuyện gì xảy ra?

Đáp: Tháng Tám 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng Mỹ, Mao đi Trùng Khánh, thủ đô tạm thời của chính quyền Quốc dân Đảng. Mao ở đó tháng rưỡi, để có những cuộc tiếp xúc bí mật với Tưởng về chuyện tiếp tục sự cộng tác, và thành lập chính phủ liên hiệp. Kết quả cuộc nói chuyện được công bố ngày 10 tháng Mười, một Thông cáo Chung ghi những điều kiện duy trì hòa bình giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Trong buổi ra mắt công chúng, Mao tỏ tình cảm, bằng cách hô lớn, “Tưởng thủ lãnh Quốc dân Đảng vạn tuế!” Ngay sau đó là một chuỗi những xung đột giữa 2 đảng. Tưởng đưa quân tấn công vào những làng mạc có quân du kích trú đóng. Để cố gắng ngăn ngừa nội chiến có thể bùng ra bất cứ lúc nào, Truman gửi đặc phái viên là George Marshall sang Trung Quốc. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P1)

mao1

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Lời nói đầu

Bài phỏng vấn “An Appraisal of the political life of Mao Tse-Tung”, đăng trongThe Chinese Communist Party in Power, tr. 380-415, do Rose Connolly thực hiện, tháng Ba, 1977 (đã được Bành Thuật Chi trả lời rồi nhuận sắc trước khi đăng trên Intercontinental Press vào tháng Mười, 1977) chúng tôi dịch ra 28 câu đối đáp sau đây, là một bài hiếm có. Nội dung gồm những phân tích bề trái của những biến cố lớn trong lịch sử Trung Quốc cận đại, và chỉ ra được sức mạnh của sự sùng bái lãnh tụ – vũ khí chính của Mao Trạch Đông – điều khó ngờ tới.

Trong chính trị, đặc biệt là chính trị kiểu Stalin, sự sùng bái lãnh tụ chỉ để đặt quyền lực cá nhân lên trên cùng, rồi che giấu sự thật, đã tiêu diệt cả thù lẫn bạn, cả Tả lẫn Hữu… đưa đến kết quả đã tốn hao bao xương máu, uổng phí cả một cuộc cách mạng tranh đấu cho Dân chủ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P1)”