Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?

full_1184032

Nguồn: Mohammed bin Rashid Al Maktoum, “Renovate or Stagnate”, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty, cũng như con người, đều già đi. Chúng khởi đầu với quy mô nhỏ và muốn sống sót, được tiếp sức bởi nguồn năng lượng tuổi trẻ và những ý tưởng mới lạ. Chúng cạnh tranh, mở rộng, trưởng thành, và – trừ một vài ngoại lệ – đều lùi vào lãng quên. Điều này cũng đúng với các chính phủ: Họ cũng có thể làm mất sự khao khát và tham vọng của tuổi trẻ và tự hài lòng với chính mình.

Hãy suy nghĩ về việc này: Chỉ 11% những công ty trong danh sách Fortune 500 của năm 1955 vẫn còn tồn tại ngày nay. Thời gian trung bình mà các công ty nằm trong danh sách top 500 đã giảm từ 75 xuống 15 năm. Trong thời đại đầy biến đổi này, những ai tụt hậu sẽ bị gạt sang một bên – chỉ trong chốc lát. Những quốc gia mà chính phủ trở nên già cỗi phải đối mặt với số phận chung với những công ty già cỗi. Lựa chọn quả họ là đơn giản: đổi mới hay thụt lùi. Continue reading “Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?”

Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến

_73321074_getty

Nguồn: George Soros, “Europe at War”, Project Syndicate, 12/1/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bằng việc xâm lược Ukraine vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra một thách thức cơ bản cho những giá trị và nguyên tắc nền tảng của việc hình thành Liên minh Châu Âu cũng như hệ thống luật lệ đã duy trì nền hòa bình tại châu Âu từ sau năm 1945. Cả những nhà lãnh đạo và công dân châu Âu đều không nhận thức được đầy đủ tầm vóc của thách thức này, chứ chưa nói đến cách để xử lý nó.

Chế độ của Putin dựa trên việc cai trị bằng vũ lực, biểu hiện bằng sự đàn áp ở trong nước và sự hung hăng ở nước ngoài. Nhưng điều đó đã giúp nước này chiếm được một lợi thế về mặt chiến thuật, ít nhất là trong ngắn hạn, so với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, vốn quyết tâm tránh đối đầu quân sự trực diện (với Nga – NBT). Continue reading “Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến”

Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?

130176-120509-kim

Nguồn: John Delury & Chung-in Moon, “Should We Welcome the Collapse of North Korea”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 6, Nov/Dec 2014.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Một viễn cảnh đáng sợ

Ngày Bắc Triều Tiên sụp đổ đang đến gần, việc Hàn Quốc hợp nhất với miền Bắc sẽ là một điều có lợi cho tất cả, và những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Seoul nên bắt đầu lên kế hoạch cho việc can thiệp quân sự thống nhất bán đảo Triều Tiên – ít nhất là theo lời Sue Mi Terry (Bài viết “A Korea Whole and Free”, số tháng 7/8 2014). Cho dù quan điểm chế độ tại Bắc Triều Tiên đang đứng trên bờ vực diệt vong đã xuất hiện từ hàng thập kỉ nay, nhưng mới chỉ có Terry khẳng định rằng những lợi ích của sự sụp đổ này sẽ lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra. Tuy nhiên, đánh giá của cô đã quá phóng đại tính khả thi cũng như hấp lực của viễn cảnh thống nhất sau một sự thay đổi chế độ bất ngờ (ở Bình Nhưỡng). Continue reading “Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?”