Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?

Print Friendly, PDF & Email

seppuku

Nguồn:What is Seppuku?”, History.com, 14/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thường được gọi là “hara-kiri” ở phương Tây, seppuku (mổ bụng) là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh samurai cổ xưa của Nhật Bản. Hành động ghê rợn này thường bao gồm việc tự đâm vào bụng mình bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong. Một số người thực hành nghi lễ này chấp nhận chết từ từ, nhưng họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của một “kaishakunin”, hay người giúp đỡ thứ hai, người sẽ giúp chặt đầu họ bằng một thanh kiếm ngay sau khi họ mới bắt đầu mổ bụng. Toàn bộ quá trình được tổ chức thành một nghi lễ trang trọng. Trong số các nghi lễ có việc cá nhân chuẩn bị mổ bụng thường uống rượu sake và sáng tác một bài thơ ngắn nói về cái chết của mình trước khi cầm dao.

Mổ bụng tự sát được phát triển lần đầu tiên hồi thế kỷ 12 như là một cách để các samurai có thể đạt được một cái chết trong danh dự. Các tay kiếm thực hiện nghi lễ này để tránh bị giặc bắt sau khi bại trận, nhưng nghi lễ này cũng là một cách để thể hiện sự phản đối hay bày tỏ long thương xót đối với cái chết của một nhà lãnh đạo được tôn kính.

Bắt đầu từ những năm 1400, mổ bụng đã biến thành một hình thức tử hình phổ biến đối với các samurai phạm tội. Trong bất cứ trường hợp nào, đây cũng được coi là một hành động và sự hy sinh vô cùng dũng cảm, thể hiện tinh thần của Bushido, một bộ quy ước hành vi cổ xưa của các samurai. Ngoài ra còn có một nghi lễ tương tự dành cho phụ nữ, gọi là “Jigai”, trong đó người phụ nữ sẽ cắt cổ họng mình bằng một con dao đặc biệt được gọi là “tanto”.

Nghi lễ mổ bụng không còn thịnh hành cùng với sự suy giảm của các samurai vào cuối thế kỷ thứ 19, nhưng nghi lễ này đã không biến mất hoàn toàn. Tướng Nhật Nogi Maresuke đã tự mổ bụng mình vào năm 1912 để thể hiện sự trung thành với Hoàng đế Meiji khi ông qua đời, và nhiều binh sĩ cũng đã chọn mổ bụng tự sát thay vì đầu hàng trong Thế chiến II. Có lẽ trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử gần đây liên quan đến Yukio Mishima, một tiểu thuyết gia nổi tiếng và được đề cử cho giải Nobel. Ông đã mổ bụng tự sát năm 1970 sau khi dẫn đầu một cuộc đảo chính không thành chống lại chính phủ Nhật Bản.

Xem thêm: Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]