Việt Nam: Cần thận trọng với ảnh hưởng của nhóm lợi ích

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các nhóm lợi ích là một trong số các chủ thể tham gia vào môi trường chính trị trong nước của một quốc gia. Các nhóm lợi ích chính là tập hợp các cá nhân và tổ chức chia sẻ những lợi ích nhất định, hoạt động với mục đích thông qua nhiều biện pháp khác nhau tác động tới chính quyền nhằm tạo ra các quyết định chính sách có lợi nhất cho họ. Continue reading “Việt Nam: Cần thận trọng với ảnh hưởng của nhóm lợi ích”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái

American troops in Vladivostok parading before the building occupied by the staff of the Czecho-Slovaks.  Japanese marines are standing at attention as they march by.  Siberia, August 1918.  Underwood and Underwood.  (War Dept.) Exact Date Shot Unknown NARA FILE #:  165-WW-558C-4 WAR & CONFLICT BOOK #:  354

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 10.

“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh”
– Tổng thống Calvin Coolidge, 1925

Chiến tranh và các quyền trung lập

Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 – khi quân đội Đức – áo – Hung tấn công Anh-Pháp-Nga – đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ – một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách

History_Mankind_American_Railroad_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 9.

“Một nền dân chủ vĩ đại sẽ không còn là vĩ đại và dân chủ nếu nó không tiến bộ”
– Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng năm 1910.

Khó khăn trong nông nghiệp và sự ra đời của chủ nghĩa dân túy

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy gian khó. Các tiến bộ về cơ khí đã làm tăng sản lượng trên mỗi hecta đất trồng. Diện tích canh tác tăng rất nhanh vào nửa sau thế kỷ XIX do các tuyến đường sắt và các cuộc khai phá của người da đỏ ở vùng đồng bằng đã dần tạo ra các miền đất mới cho những người định cư phương Tây. Tương tự, diện tích đất trồng cũng tăng lên ở các quốc gia khác như Canada, Argentina và Australia, làm trầm trọng hơn những khó khăn trên thị trường thế giới, nơi tiêu thụ phần lớn các loại nông sản của Mỹ. Khắp mọi nơi, lượng cung quá lớn đã đẩy giá nông sản xuống thấp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.8): Tăng trưởng và cải cách

industrial-revolution

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 8.

“Nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào chính sự bất khả xâm phạm của tài sản”

– Nhà công nghiệp, nhà từ thiện Andrew Carnegie, 1889

Giữa hai cuộc chiến lớn – Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất – Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong giai đoạn chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Biên giới dần biến mất. Các nhà máy lớn và xưởng luyện thép, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất, các khu nông nghiệp rộng lớn xuất hiện khắp đất nước. Với đà tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng như vậy nên đã kéo theo một loạt vấn đề. Xét trên bình diện cả nước, một số ít doanh nghiệp đã chi phối toàn bộ các ngành công nghiệp theo phương thức hoặc là kết hợp với các doanh nghiệp khác hoặc là tự độc quyền. Điều kiện làm việc thường rất tệ. Các thành phố phát triển nhanh nên không cung cấp đủ nhà ở cho cư dân hay không thể quản lý được dân số tăng lên quá nhanh. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.8): Tăng trưởng và cải cách”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết

Civil_War-33

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 7.

Bài liên quan: Các chương khác trong cuốn Outline of US History

“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới”
– Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863

Ly khai và nội chiến

Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương

History_America_Story_Of_US_Black_Blizzard_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 6.

“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do”

– Ứng cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858

Hai nước Mỹ

Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng

Compass and a map

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 5.

“Hãy tiến về phía tây, hỡi chàng trai, và hãy lớn lên cùng tổ quốc”

– Biên tập viên Horace Greeley, 1851

Gây dựng tình đoàn kết

Cuộc Chiến tranh 1812, xét từ góc độ nào đó, là cuộc chiến lần thứ hai giành độc lập và khẳng định sự đoạn tuyệt vĩnh viễn của nước Mỹ với nước Anh. Khi chiến tranh khép lại, nhiều khó khăn trầm trọng đặt ra với nền cộng hòa non trẻ kể từ thời cách mạng giờ đã biến mất. Nhà nước liên bang theo Hiến pháp đã đem lại sự cân bằng giữa tự do và trật tự. Cùng với khoản nợ công rất nhỏ và một lục địa đang ngóng chờ được khám phá, cánh cửa hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đã mở ra trước dân tộc Mỹ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.4): Xây dựng một chính phủ quốc gia

26083_American-Constitution

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 4.

“Mỗi người dân thường, và tất cả mọi người trên trái đất này, đều có quyền tự trị”.  – Thomas Jefferson, 1790 –  Người soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập

Hiến pháp của các tiểu bang

Thành công của cuộc cách mạng đã đem lại cho người Mỹ cơ hội xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng của họ như đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời khắc phục mọi nỗi oan Đức thông qua các bản hiến pháp của tiểu bang. Ngày 10/5/1776, Đại hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn cho tất cả mọi cử tri. Một số chính phủ đã làm được như vậy, và trong vòng một năm sau khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tất cả ngoại trừ ba tiểu bang, đã soạn thảo xong hiến pháp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.4): Xây dựng một chính phủ quốc gia”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.3): Chặng đường giành độc lập

slide3

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 3.

“Cuộc Cách mạng đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Cách mạng đã nằm trong trái tim và khối óc của nhân dân”.

– Cựu Tổng thống John Adams, 1818

Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng chế độ tự trị. Trong thập niên 1760, tổng số dân của họ đã vượt 1.500.000 người – tăng sáu lần kể từ năm 1700. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.3): Chặng đường giành độc lập”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.2): Thời kỳ thuộc địa

new-york-colony-4

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 2.

“Vậy dân tộc Mỹ, dân tộc mới ấy là gì?”

– Nhà văn kiêm nhà nông học người Mỹ J. Hector St. John de Crevecoeur, 1782

Những dân tộc mới

Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia, người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa. Từ sau năm 1680, nước Anh không còn là điểm xuất phát chủ yếu của phong trào di cư do số lượng người Scotland và Scotland-Ireland (tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len) đã nhiều hơn. Ngoài ra, hàng chục ngàn người di tản đã rời bỏ Tây Bắc Âu để tránh chiến tranh, những cuộc đàn áp và chế độ chiếm hữu ruộng đất. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.2): Thời kỳ thuộc địa”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.1): Nước Mỹ thời lập quốc

Flag

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 1.

“Trời và đất chưa bao giờ hòa hợp với nhau tốt hơn để tạo nên một nơi như thế cho sự cư trú của con người”
– John Smith, Người sáng lập Jamestown, năm 1607

Những người Mỹ đầu tiên

Lúc đỉnh cao của thời kỳ băng hà vào khoảng giữa năm 34000 và năm 30000 trước công nguyên, phần lớn lượng nước trên thế giới được bao bọc trong những lớp băng lục địa rộng lớn. Vì vậy, biển Bering nông hơn mực nước biển ngày nay hàng trăm mét, đồng thời khi đó có một dải đất mang tên Beringia đã nổi lên giữa châu Á và Bắc Mỹ. Người ta cho rằng, tại đỉnh của nó, Beringia rộng tới 1.500 km. Là vùng đất trơ trụi và ẩm ướt, Beringia được bao phủ bởi thảm cỏ và các loài thực vật, thu hút các loài thú lớn – những con mồi mà con người thời tiền sử đã săn bắt để đảm bảo sự sinh tồn của chính họ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.1): Nước Mỹ thời lập quốc”