18/11/1883: Ngành đường sắt tạo ra múi giờ đầu tiên

Nguồn: Railroads create the first time zone, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đúng trưa ngày này năm 1883, hệ thống đường sắt của Mỹ và Canada bắt đầu sử dụng bốn múi giờ lục địa để không còn phải phân biệt hàng nghìn múi giờ địa phương với nhau. Bước đi táo bạo này là kết quả của sự hợp lực giữa các công ty đường sắt lúc bấy giờ.

Nhu cầu có múi giờ lục địa phát sinh trực tiếp từ vấn đề di chuyển hành khách và hàng hóa qua tuyến đường sắt hàng nghìn dặm bao phủ Bắc Mỹ vào những năm 1880. Khi con người tính thời gian lần đầu tiên, họ đã xác định giờ dựa trên chuyển động của mặt trời ở địa phương mình sống. Cuối những năm 1880, hầu hết các thị trấn ở Hoa Kỳ đã có giờ địa phương riêng, thường được tính dựa vào lúc “giữa trưa” hoặc thời điểm mặt trời ở thiên đỉnh. Continue reading “18/11/1883: Ngành đường sắt tạo ra múi giờ đầu tiên”

24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn

Nguồn: Brooklyn Bridge opens, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1883, sau 14 năm và với 27 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng, Cầu Brooklyn bắc qua sông Đông được khánh thành, lần đầu tiên trong lịch sử kết nối các thành phố lớn New York và Brooklyn. Hàng ngàn cư dân của Brooklyn và Đảo Manhattan đã tới để chứng kiến ​​buổi lễ khánh thành do Tổng thống Chester A. Arthur và Thống đốc New York Grover Cleveland chủ trì. Được thiết kế bởi John A. Roebling, cầu Brooklyn là cây cầu treo lớn nhất từng được xây dựng cho đến thời điểm đó. Continue reading “24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn”

27/08/1883: Núi lửa Krakatau phun trào

Nguồn: Krakatau explodes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1883, vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử được ghi nhận xảy ra tại Krakatau (còn gọi là Krakatoa), một hòn đảo núi lửa nhỏ không người ở nằm về phía tây Sumatra, Indonesia. Nghe thấy được từ cách xa 3.000 dặm, những đợt phun trào đã ném những khối đất với thể tích năm dặm khối bay xa 50 dặm vào không khí, tạo ra sóng thần cao 36,5m và giết chết 36.000 người.

Krakatau đã có những biểu hiện bất thường lần đầu tiên sau hơn 200 năm vào ngày 20 tháng 05 năm 1883. Một tàu chiến Đức đi ngang qua đã báo cáo về một đám mây tro và bụi cao bảy dặm phía trên Krakatau. Trong hai tháng tiếp theo, các vụ phun trào tương tự được chứng kiến ​​bởi các thương thuyền và người bản xứ ở gần Java và Sumatra. Với rất ít hoặc hầu như không có ý niệm gì về thảm họa sắp xảy ra, người dân địa phương chào đón hoạt động này của ngọn núi lửa với sự phấn khích như trong các lễ hội. Continue reading “27/08/1883: Núi lửa Krakatau phun trào”