Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Rupert Brooke (1887 – 1915) là một nhà thơ người Anh với những bài thơ mang phong cách tân lãng mạn. Các tác phẩm thơ cùng sự hi sinh lúc còn trẻ của Brooke trong Thế chiến I đã góp phần làm nên danh tiếng và hình ảnh lý tưởng hóa của anh.

Rupert Brooke sinh ngày 03/08/1887 và có cha là một giáo viên phụ trách ký túc xá ở Trường Rugby. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge, nơi anh đã kết giao với nhiều thành viên của ‘nhóm Bloomsbury’, Brooke đã học ở Đức và sau đó tới Italy. Năm 1909, Brooke chuyển đến làng Grantchester gần Cambridge, nơi anh từng ca ngợi trong bài thơ ‘The Old Vicarage, Grantchester’ (1912) của mình. Năm 1911, tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản. Tới năm 1913, Brooke trở thành nghiên cứu viên của Đại học King, Cambridge, ngôi trường anh từng theo học. Continue reading “Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I”

David Lloyd George: Thủ tướng Anh mang tư tưởng cải cách

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

David Lloyd George (1863 – 1945) là một trong những bộ trưởng Anh có tư duy cải cách vĩ đại nhất thế kỷ 20, đồng thời ông giữ chức thủ tướng từ năm 1916 đến 1922.

David Lloyd George sinh ngày 17/01/1863 tại Manchester và là con trai của một hiệu trưởng. Cha của George mất khi ông còn nhỏ và mẹ đã đưa ông tới xứ Wales để nuôi dạy. Sau đó, ông đã trở thành một người Wales theo chủ nghĩa dân tộc trọn đời.

Ông được chứng nhận đủ điều kiện làm luật sư, sau đó được bầu làm nghị sĩ Đảng Tự do đại diện cho Caernarvon vào năm 1890 và giữ vị trí này tới năm 1945. George nhanh chóng nổi tiếng bởi tư duy cấp tiến song cũng tạo ra tai tiếng khi phản đối Chiến tranh Boer. Continue reading “David Lloyd George: Thủ tướng Anh mang tư tưởng cải cách”

George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Eliot (1819 – 1880) là bút danh của Mary Ann Evans, một trong những tiểu thuyết gia người Anh hàng đầu của thế kỷ 19. Những tiểu thuyết của bà, nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Middlemarch’, được ca ngợi vì những suy ngẫm sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực và tâm lý nhân vật.

George Eliot sinh ngày 22/11/1819 tại vùng nông thôn Warwickshire. Khi mẹ bà mất vào năm 1836, Eliot đã nghỉ học để giúp đỡ cha việc gia đình. Năm 1841, bà cùng cha chuyển đến Coventry và sống với ông cho tới khi ông qua đời vào năm 1849. Sau đó, Eliot đã du hành châu Âu và cuối cùng định cư tại London. Continue reading “George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19”

Michael Faraday: Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Michael Faraday (1791 – 1867) là một nhà hóa học và vật lý người Anh, người đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu điện từ học và điện hóa học.

Michael Faraday sinh ngày 22/09/1791 tại phía nam London. Gia đình ông không khá giả và Faraday chỉ được học chương trình giáo dục chính quy cơ bản. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại xưởng của một người đóng sách địa phương, và trong bảy năm sau đó, ông đã tự học bằng cách đọc sách về nhiều môn khoa học.

Năm 1812, Faraday tham dự bốn bài giảng của nhà hóa học Humphry Davy tại Viện Hoàng gia. Sau đó, ông đã viết thư cho Davy để xin làm trợ lý. Davy đã từ chối ông, song năm 1813 đã bổ nhiệm Faraday làm trợ lý hóa học tại Viện Hoàng gia. Continue reading “Michael Faraday: Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện”

Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Henry Faulds (1843 – 1930) là một bác sĩ, nhà truyền giáo người Scotland và là nhân vật tiên phong trong việc dùng dấu vân tay để nhận dạng con người.

Henry Faulds sinh ngày 01/06/1843 tại Beith, Bắc Ayrshire. Ban đầu, ông làm thư ký ở Glasgow, sau đó quyết định theo học ngành y. Sau khi trở thành nhà truyền giáo, ông được cử sang Nhật Bản vào năm 1873, nơi Faulds thành lập bệnh viện Tuskiji ở Tokyo và trở thành người phụ trách khoa phẫu thuật. Bên cạnh đó, ông còn thành thạo tiếng Nhật và giảng dạy tại một trường đại học địa phương, đồng thời lập ra Viện Người Khiếm thị Tokyo. Continue reading “Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y”

Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Jane Grey (1537 – 1554) là Nữ hoàng nước Anh trên danh nghĩa chỉ trong chín ngày vào năm 1553 – một phần của nỗ lực bất thành nhằm ngăn cản sự lên ngôi của Mary Tudor, một tín đồ Công giáo.

Jane Grey sinh ra vào mùa thu năm 1537 và là con gái của Hầu tước xứ Dorset. Vì mẹ của cô – Công nương Frances Brandon – là cháu gái của Vua Henry VII nên Jane là chắt gái của vị vua này. Khoảng 10 tuổi, Jane chuyển đến nhà của nữ hoàng cuối cùng của Henry VIII là Katherine Parr, nơi cô tiếp xúc với môi trường mang đậm chất Tin lành và học thuật. Từ đó, Jane trở thành một người phụ nữ thông minh và sùng đạo. Continue reading “Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày”

Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khafra (2558 TCN – 2532 TCN) là người xây dựng kim tự tháp thứ hai của quần thể kim tự tháp Giza, nổi tiếng nhất bởi khuôn mặt của ông là hình mẫu cho tượng Nhân sư lớn – bức tượng bảo vệ khu lăng mộ của Khafra.

Là một trong những người con trai thứ của pharaoh Khufu với vợ là Henutsen, Khafra đã kế vị người anh cùng cha khác mẹ với mình là Djedefra (2566 TCN – 2558 TCN) để trở thành vị vua thứ tư của Vương triều thứ Tư. Ông cũng sử dụng danh xưng “Con trai của Ra” (sa Ra) mà người anh trai này đã tạo ra để thể hiện tầm quan trọng của việc tôn thờ thần mặt trời Ra vào thời đó. Continue reading “Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza”

John Howard: Người cải cách hệ thống nhà tù Anh thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

John Howard (1726 – 1790) là một nhà từ thiện và nhà cải cách xã hội, người đã tận tâm với các cải cách nhà tù và các tiến bộ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.

John Howard sinh năm 1726 ở Hackney, phía đông London, và là con trai của một người buôn bán bàn ghế. Khi cha ông mất vào năm 1742, Howard đã thừa hưởng khối tài sản lớn và định cư tại một điền trang ở Bedfordshire.

Năm 1773, ông được bổ nhiệm phụ trách tư pháp Bedfordshire, và giám sát nhà tù quận đã trở thành một trong những trách nhiệm của ông. Howard đã bị sốc bởi điều kiện nhà tù ông trông thấy, và khi tới thăm các nhà tù khác ở Anh, tình trạng của những nơi đó cũng không khá khẩm hơn. Những người cai ngục không được trả lương mà phải sống dựa vào các khoản phí mua thực phẩm, dọn giường và các tiện ích khác trả bởi người tù. Continue reading “John Howard: Người cải cách hệ thống nhà tù Anh thế kỷ 18”

Thomas Gainsborough: Họa sĩ chân dung nổi tiếng thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Thomas Gainsborough (1727 – 1788) là một trong những bậc thầy vĩ đại người Anh của hội họa thế kỷ 18, người nổi tiếng với các tác phẩm chân dung.

Thomas Gainsborough sinh vào tháng 05/1727 tại Sudbury, Suffolk, và là con trai của một thương nhân buôn vải. Khả năng nghệ thuật của ông thể hiện ngay từ khi còn nhỏ. Lên 13 tuổi, Gainsborough được đưa đến London để học vẽ và khắc axit với một nghệ nhân điêu khắc người Pháp là Hubert Gravelot. Gravelot từng là học trò của họa sĩ vĩ đại người Pháp Jean-Antoine Watteau, người đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Gainsborough. Tại London, Gainsborough đã hợp tác với hai họa sĩ người Anh là William Hogarth và Francis Hayman. Continue reading “Thomas Gainsborough: Họa sĩ chân dung nổi tiếng thế kỷ 18”

Suetonius: Thống đốc La Mã đánh bại cuộc nổi dậy của Boudicca

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Suetonius là thống đốc La Mã cai trị nước Anh và là người đã dẹp tan cuộc nổi dậy của Boudicca.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Gaius Suetonius Paulinus lúc sinh thời. Dữ liệu đầu tiên về sự nghiệp của ông bắt đầu từ năm 42 SCN – dưới triều Hoàng đế Claudius – khi Claudius đẩy lùi một cuộc nổi dậy ở Mauretania (bắc Phi ngày nay) và trở thành người La Mã đầu tiên vượt dãy núi Atlas. Năm 58 SCN, ông được bổ nhiệm làm thống đốc Anh. Vào thời điểm đó, vùng lãnh thổ đông nam của đường ranh giới nằm giữa cửa sông Wash và cửa sông Severn đang nằm dưới sự cai trị của đế chế La Mã. Ngoài khu vực này ra, tình hình ở những nơi khác khá bất ổn. Continue reading “Suetonius: Thống đốc La Mã đánh bại cuộc nổi dậy của Boudicca”

30/09/1889: Hiến pháp Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ

Nguồn: Wyoming legislators write the first state constitution to grant women the vote, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1889, hội nghị toàn bang Wyoming đã thông qua hiến pháp với một điều khoản cho phép phụ nữ được quyền bầu cử. Chính thức gia nhập liên bang Hoa Kỳ vào năm 1890, Wyoming đã trở thành bang đầu tiên trong lịch sử nước này cho phép công dân nữ của mình bỏ phiếu.

Việc Wyoming – một tiểu bang miền tây xa xôi – trở thành nơi đầu tiên chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ là một điều bất ngờ. Các nhà vận động hàng đầu như Susan B. Anthony và Elizabeth Cady Stanton là công dân của các bang phía Đông, và họ cho rằng bang của mình – vốn tiến bộ hơn – sẽ là một trong những bang đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động vì quyền bầu cử bình đẳng. Tuy nhiên, người dân và các chính trị gia của ngày càng nhiều bang phía Tây lại tỏ ra ủng hộ hơn so với các bang phía Đông. Continue reading “30/09/1889: Hiến pháp Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ”

28/09/1781: Trận Yorktown bắt đầu

Nguồn: Battle of Yorktown begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, Tướng George Washington – chỉ huy một lực lượng gồm 17.000 quân Pháp và quân Lục địa – đã bắt đầu cuộc bao vây tướng Charles Cornwallis và 9.000 quân Anh tại Yorktown, Virginia. Được gọi là Trận Yorktown, đây là trận đánh quan trọng nhất trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Trước đó, hạm đội của Pháp do Francois, Bá tước xứ Grasse, chỉ huy đã rời St. Domingue (lúc đó là thuộc địa của Pháp và nay là Haiti) để đến Vịnh Chesapeake, còn Cornwallis đã chọn Yorktown – địa điểm nằm ở cửa vịnh Chesapeake – làm căn cứ của mình. Washington nhận ra đã đến lúc phải hành động. Ông đã ra lệnh cho Hầu tước Lafayette và 5.000 lính Mỹ chặn đường rút lui trên bộ của Cornwallis từ Yorktown, trong khi hạm đội hải quân Pháp chặn đường rút lui trên biển. Continue reading “28/09/1781: Trận Yorktown bắt đầu”

Edward VII: Người thừa kế nước Anh từ Nữ hoàng Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward VII (1841 – 1910) là vua của nước Anh từ năm 1901 đến 1910, và ông là người thừa kế của Nữ hoàng Victoria trong gần 60 năm.

Edward sinh ngày 09/11/1841 tại London và là con trai cả của Victoria cùng vương phu của bà là Abert. Ngay từ khi còn nhỏ, Edward đã được nuôi dạy nghiêm khắc bởi cha mẹ của ông muốn đảm bảo rằng ông sẽ sẵn sàng để nối ngôi. Ông từng theo học cả Đại học Oxford và Cambridge, sau đó gia nhập quân đội trong một thời gian ngắn. Quan hệ của ông với một nữ diễn viên đã tạo ra một bê bối lớn cho Edward, và cha của ông là Hoàng thân Albert đã tới thăm con trai để khiển trách ông. Hai tuần sau, Albert qua đời và Victoria đã cho rằng Edward chịu một phần trách nhiệm cho cái chết của cha mình. Continue reading “Edward VII: Người thừa kế nước Anh từ Nữ hoàng Victoria”

25/09/1775: Ethan Allen, người sáng lập thuộc địa Vermont, bị bắt

Nguồn: Ethan Allen is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1775, Đại tá của Quân đội Lục địa là Ethan Allen đã bị quân Anh bắt sau khi huỷ một cuộc tấn công được hoạch định sơ sài và sai thời điểm vào thành phố Montreal do Anh kiểm soát. Sau khi được xác định là sĩ quan của Quân đội Lục địa, Allen đã bị bắt giam và đưa đến Anh để hành quyết.

Mặc dù Allen cuối cùng đã thoát khỏi việc bị xử tử do chính phủ Anh lo sợ sự trả thù từ các thuộc địa Mỹ, song ông đã bị giam tại Anh hơn hai năm cho tới khi được đưa trở về Hoa Kỳ vào ngày 06/05/1778 trong một cuộc trao đổi tù binh. Sau đó, Allen trở lại Vermont và được phong thiếu tướng trong lực lượng dân quân Vermont. Continue reading “25/09/1775: Ethan Allen, người sáng lập thuộc địa Vermont, bị bắt”

23/09/1779: John Paul Jones buộc hai tàu chiến Anh đầu hàng

Nguồn: John Paul Jones wins in English waters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1779, trong Cách mạng Mỹ, tàu Hoa Kỳ Bonhomme Richard do John Paul Jones chỉ huy đã chiến thắng trong một cuộc giao tranh cam go với các tàu chiến Anh là SerapisCountess of Scarborough ở ngoài khơi bờ biển phía đông nước Anh.

Sinh ra ở Scotland, John Paul Jones tới Mỹ lần đầu khi làm công việc dọn dẹp trên tàu và sống một thời gian tại Fredericksburg, Virginia, nơi anh trai ông làm việc. Sau đó, ông phục vụ trên các tàu nô lệ và tàu buôn, nơi ông đã thể hiện được khả năng làm thủy thủ của mình. Sau khi giết một thủy thủ cùng tàu trong lúc đàn áp một cuộc binh biến, ông đã trở lại các thuộc địa tại Mỹ để thoát khỏi sự truy tố của Anh. Continue reading “23/09/1779: John Paul Jones buộc hai tàu chiến Anh đầu hàng”

21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR urges repeal of Neutrality Act embargo provisions, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (FDR) đã đề nghị Quốc hội sửa đổi Các Đạo luật Trung lập – gồm một loạt luật được ban hành trước đó trong cùng thập niên. Roosevelt hy vọng sẽ gỡ bỏ được lệnh cấm viện trợ quân sự cho các quốc gia ở châu Âu đang đối mặt với sự tấn công dữ dội của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Vào các năm 1936 và 1937, Các Đạo luật Trung lập đã được mở rộng với nội dung hạn chế bán vũ khí và vật tư chiến tranh trong thời kỳ nước Mỹ vẫn theo đuổi chủ nghĩa biệt lập. Tuy nhiên, vào năm 1939, mối đe dọa gia tăng đối với nền dân chủ ở Tây Âu và lực lượng ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc đã thúc đẩy Roosevelt nới lỏng những lệnh cấm này. FDR cảnh báo trước Quốc hội rằng châu Âu đang tiến gần đến một cuộc xung đột toàn cầu lần thứ hai. Continue reading “21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập”

18/09/1862: Quân Hợp bang miền Nam rút khỏi Antietam

Nguồn: Union General George B. McClellan lets Confederates retreat from Antietam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, quân của Tướng Robert E. Lee phe Hợp bang miền Nam đã rút lui khỏi Antietam Creek, gần Sharpsburg, Maryland, và trở lại Virginia. Một ngày trước đó, trong Trận Antietam, quân của Lee đã đối đầu với quân của Tướng George B. McClellan trong trận đánh kéo dài một ngày và là trận đẫm máu nhất trong Nội chiến Hoa Kỳ. Quân Hợp bang đã lâm vào thế bế tắc, song mức độ tổn thất lớn đã buộc Lee phải từ bỏ việc tấn công Maryland.

Điểm đáng chú ý của trận đánh không phải là việc Lee rút lui mà là McClellan không truy đuổi. Khi Lee tạo lập tuyến phòng thủ phía trên Antietam Creek vào ngày 16/09, ông chỉ có khoảng 43.000 quân. Tới ngày 17/09, McClellan đã có khoảng 50.000 quân sẵn sàng chiến đấu với nhiều quân nữa đang trên đường tới. Continue reading “18/09/1862: Quân Hợp bang miền Nam rút khỏi Antietam”

16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma

Nguồn: Settlers race to claim land in Oklahoma, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1893, cuộc chạy đua lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu với hơn 100.000 người đổ về Dải Cherokee của Oklahoma để giành giật những mảnh đất quý giá từng thuộc về người Mỹ bản địa. Sau khi phát súng hiệu vang lên, cuộc đua điên cuồng bắt đầu. Dùng ngựa và xe kéo, những người tiên phong nóng lòng muốn chiếm đất đã tiến về phía trước để đánh dấu quyền sở hữu đối với những mẫu đất tốt nhất.

Trớ trêu là không lâu trước đó, chính vùng đất này từng bị xem là sa mạc vô giá trị. Những nhà thám hiểm đầu tiên của Oklahoma tin rằng lãnh thổ này quá khô cằn và ít cây để người da trắng có thể định cư, song một số lại cho rằng đây có thể là một nơi hoàn hảo để tái định cư người da đỏ khi các vùng đất trù phú, màu mỡ của họ ở vùng Đông Nam đang ngày càng bị người da trắng dòm ngó. Continue reading “16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma”

14/09/1847: Lính Mỹ chiếm Thành phố Mexico

Nguồn: General Winfield Scott captures Mexico City, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1847, trong Chiến tranh Mexico – Mỹ, lực lượng Hoa Kỳ do Tướng Winfield Scott lãnh đạo đã tiến vào Thành phố Mexico và giương cao cờ Mỹ trên Lâu đài Chapultepec, khép lại cuộc tấn  dữ dội bắt đầu bằng cuộc đổ bộ vào Vera Cruz sáu tháng trước đó.

Chiến tranh Mexico-Mỹ bắt đầu với tranh chấp về việc chính phủ Hoa Kỳ sáp nhập Texas năm 1845. Tháng 01/1846, Tổng thống James K. Polk, một người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng lãnh thổ về phía tây, đã ra lệnh cho Tướng Zachary Taylor chiếm đóng lãnh thổ tranh chấp nằm giữa sông Nueces và sông Rio Grande. Lính Mexico đã tấn công lực lượng của Taylor, và vào ngày 13/05/1846, Quốc hội đã thông qua việc tuyên chiến với Mexico. Continue reading “14/09/1847: Lính Mỹ chiếm Thành phố Mexico”

Cornelius Drebbel: Nhà phát minh người Hà Lan chế tạo tàu ngầm

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Cornelius Drebbel (1572 – 1633) là một nhà phát minh người Hà Lan với nhiều sáng chế, trong đó có chiếc tàu ngầm đầu tiên.

Cornelius Drebbel sinh năm 1572 tại Alkmaar, Hà Lan. Ông có trình độ học vấn cơ bản và ban đầu Drebbel đã tập sự tại phòng làm việc của một họa sĩ và thợ điêu khắc tên là Hendrick Goltzius, người nhiều khả năng đã giúp ông làm quen với thuật giả kim. Drebbel ngày càng trở nên quan tâm tới các phát minh, và khi danh tiếng tăng lên, ông đã gây được sự chú ý với vị vua mới của Anh là James I – người muốn tập hợp các nhà thám hiểm, nhà thần học, nhà kinh tế và nhà giả kim về làm việc cho ông trong triều đình. Vì vậy, James I đã mời Drebbel tới Anh vào năm 1604. Continue reading “Cornelius Drebbel: Nhà phát minh người Hà Lan chế tạo tàu ngầm”