Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông

0,,19069468_303,00

Nguồn:M’sian, Aussie Defence Ministers to discuss Beijing’s S China Sea actions”, Today Online, 15/03/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp là nhằm đảm bảo rằng có những nỗ lực được đưa ra để buộc Bắc Kinh giữ lời hứa của mình về việc phi quân sự hóa Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua nói rằng ông sẽ gặp gỡ với người đồng nhiệm Australia vào tuần tới để thảo luận việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ hội đàm với các bên đồng tranh chấp khác là Philippines và Việt Nam.

Ông Hishammuddin nói ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne để đảm bảo rằng có những nỗ lực được thực hiện để “buộc Trung Quốc giữ lời hứa không đặt các tài sản quân sự của họ trong khu vực này”. Continue reading “Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông”

Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới

643827-kevin-rudd

Nguồn: Maurits Elen, “Interview: Kevin Rudd”, The Diplomat, 18/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Quốc, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Quốc và trật tự thế giới đang thay đổi.

The Diplomat: Một trật tự thế giới lưỡng cực đang ló dạng, với Hoa Kỳ ở phương Tây và Trung Quốc ở phía Đông. Sự chuyển tiếp này mang lại những thách thức nào? Continue reading “Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới”

26/01/1788: Australia được thành lập

ausdayagain

Nguồn:Australia Day“, History.com (truy cập ngày 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn đầu một đội tàu 11 chiếc của Anh chở các tù nhân đến thuộc địa New South Wales, qua đó đặt nền móng cho nước Australia ngày nay. Sau khi vượt qua một giai đoạn khó khăn, thuộc địa non trẻ đã bắt đầu ăn mừng ngày lễ kỷ niệm này.

Australia, từng được gọi là New South Wales, ban đầu được dự định làm một thuộc địa cho các tù nhân. Tháng 10 năm 1786, chính phủ Anh bổ nhiệm thuyền trưởng Arthur Phillip của tàu HMS Sirius, và giao cho ông thành lập một trại lao động nông nghiệp cho tù nhân Anh ở đó. Do không biết rõ những gì mình có thể mong đợi từ các vùng đất bí ẩn và xa xôi kia, Phillip gặp khó khăn rất lớn trong việc tập hợp được đội tàu để bắt đầu cuộc hành trình. Continue reading “26/01/1788: Australia được thành lập”

Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?

b428c__1x_1

Tác giả: Thanh Hương

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

Quặng sắt và nước Úc

Tháng trước, Gina Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Úc, người đứng đầu đế chế mỏ Hancock của Perth đã gây sốc cho công nhân của bà ở vùng Tây Úc với tuyên bố: họ phải chấp thuận bị cắt khoảng 10% lương hoặc đối mặt với nguy cơ bị giảm biên chế.

Bà Rinehart, mà gia đình vốn làm giàu từ nguồn lợi khổng lồ từ khai thác quặng sắt, đã chứng kiến tài sản của mình teo tóp lại từ khi giá nguyên liệu thô bắt đầu tuột dốc vào năm ngoái. Tài sản của bà trùm khai thác mỏ nước Úc này ước tính rớt xuống còn khoảng 11 tỉ đô la từ khoảng 30 tỉ đô la chỉ ba năm trước, theo The Telegraph. Continue reading “Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?”

Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?

180396-110822-australia-malaysia-refugees

Nguồn: Maria O’Sullivan, “Why is the Australian government sending refugees to Cambodia?”, East Asia Forum, 28/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, một thỏa thuận tái định cư cho người tị nạn được ký giữa Úc và Campuchia đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính sách dành cho người xin tị nạn của Úc. Thỏa thuận đưa ra các điều kiện, theo đó, những người được giới chức tại Nauru (nằm trong chế độ phân loại người tị nạn từ xa của Úc – offshore processing regime) công nhận là người tị nạn sẽ được tái định cư tự nguyện ở Campuchia. Continue reading “Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?”

Lợi ích của Australia tại Biển Đông

470411-navy-flagship

Nguồn: Michael Wesley, “Australia’s interests in the South China Sea”, in L. Buszynski & C. Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s regional security environmentNational Security College occasional papers No. 5 September 2013, pp. 45-49.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Trước tình hình các tranh chấp trên Biển Đông leo thang trở lại trong những năm gần đây, chính phủ Australia đã đón nhận bằng một thái độ đầy do dự. Đáp lại lời kêu gọi từ Viện Lowy vào năm 2012 rằng Australia cần có một chính sách ngoại giao sáng tạo hơn đối với các tranh chấp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr đã phát biểu với Đài phát thanh ABC: Continue reading “Lợi ích của Australia tại Biển Đông”

Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia

Abeaustralia

Tác giả: Evelyn Goh | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Australia có thể đang bỏ quên mất chiến lược lâu dài bằng cách ủng hộ Nhật Bản chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình – Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chuẩn bị nhiều sửa đổi có tính quyết định về những hạn chế sử dụng vũ lực trong hiến pháp Nhật Bản. Ông cũng đã không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế chống lại những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông Á. Ông đã hoàn thành trọn vẹn 18 tháng ngoại giao con thoi quanh khu vực Đông Nam Á và có một chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần đến Australia. Continue reading “Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia”

Úc nên làm gì ở Biển Đông?

Tác giả: Benjamin Schreer | Biên dịch: Trần Quang

julie-bishop-australia-foreign-minister-dfa-afp-20140220-001

Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Continue reading “Úc nên làm gì ở Biển Đông?”

#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á

Nguồn: Hugh White1 (2011). “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century”, Australian Journal of International Affairs, 65:1, 81-93. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Trang | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Kể từ khi Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Úc đã tận hưởng khoảng thời gian thịnh vượng và bình yên lâu dài nhất bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Khi hòa bình kéo dài quá lâu như vậy, chính quyền Úc đã có xu hướng coi hòa bình là hiển nhiên. Chúng ta cho rằng thực tế hiển nhiên và chắc chắn là những điều không may, sai lầm hay các ý đồ xấu xa đã gây ra các cuộc chiến tranh trong quá khứ không thể tái diễn vào ngày nay bởi hệ thống quốc tế đã tiến bộ. Continue reading “#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á”