Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS

Nguồn: Gideon Rachman, “The squawkus about AUKUS is getting louder,” Financial Times, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khía cạnh chiến lược của hiệp ước Australia-Anh-Mỹ rất vững chắc. Nhưng những nghi ngờ về mặt kỹ thuật và chính trị đang gia tăng.

AUKUS đang tiếp tục làm dậy sóng trên khắp Thái Bình Dương. Được công bố vào năm 2021, hiệp ước ba bên này xoay quanh việc Australia mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ và Anh.

Đối với chính quyền Biden, AUKUS đã nhanh chóng trở thành trung tâm trong nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Đối với Australia, việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ là một lựa chọn có tác động sâu rộng. Đối với Anh, đây là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu mới của nước này. Continue reading “Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS”

Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng – Phạm Đỗ Ân

Với chính phủ mới của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, triển vọng nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là rất tích cực.

Trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Scott Morrison, Australia từng kỳ vọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện – cấp độ cao nhất trong thang đo về quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Năm 2019, hai nước công bố Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023, tập trung vào các trụ cột là hợp tác kinh tế, chiến lược và đổi mới. Vào tháng 12/2021, Canberra và Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung thông qua việc khởi động Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Australia – Việt Nam, trong đó hai bên hướng tới tăng gấp đôi đầu tư song phương và trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Continue reading “Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam”

28/04/1996: Thảm sát Port Arthur ở Australia

Nguồn: 35 killed in Australia’s Port Arthur Massacre mass shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Martin Bryant, 28 tuổi, đã gây ra một vụ thảm sát hàng loạt, dẫn đến cái chết của 35 người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em tại thị trấn yên bình Port Arthur ở Tasmania, Australia.

Bryant bắt đầu cuộc thảm sát bằng việc giết một cặp vợ chồng lớn tuổi, những người là chủ nhà khách Seascape ở Port Arthur. Một số giả thuyết cho rằng, vụ giết người xảy ra bởi vì Bryant muốn trả đũa hai vợ chồng vì đã từ chối bán nhà khách cho cha hắn. Cha của Bryant trước đây chết vì tự tử, mà Bryant cho là do căn bệnh trầm cảm của ông, sau khi ông không thể mua được bất động sản này. Continue reading “28/04/1996: Thảm sát Port Arthur ở Australia”

Tác động của việc Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon

Nguồn:China: Diese Inselgruppe könnte die Machtverhältnisse im Pazifik neu ordnen”, WELT, 29/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình ở Thái Bình Dương. Một thỏa thuận an ninh đã được lên kế hoạch với Quần đảo Solomon hiện đang đặt các cường quốc xung quanh là Australia và New Zealand trong tình trạng báo động. Đơn giản vì khu vực này cũng có tầm quan trọng lớn đối với phương Tây.

Trong những ngày qua một số tài liệu đã được công khai khiến hai nước New Zealand và Australia không khỏi lo lắng. Theo tài liệu này thì Quần đảo Solomon, một nhóm các đảo ở Thái Bình Dương gần hai nước nói trên, đang thực hiện một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Continue reading “Tác động của việc Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon”

Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cơ hội nâng tầm quan hệ đối tác Việt Nam – Australia đang trong tầm với, nhưng hai bên cần triển khai các bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này.

Australia đang nỗ lực tạo dựng cột mốc mới trong quan hệ với Việt Nam. Vào tháng 5/2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề xuất nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện (CSP) vào năm 2023. Nếu muốn biến mục tiêu này thành hiện thực, lãnh đạo hai nước cần thúc đẩy hợp tác song phương chặt chẽ hơn trên một số lĩnh vực chính.

Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Việt Nam – Australia đã phát triển mạnh mẽ. Việc Hà Nội theo đuổi nguyên tắc đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” góp phần mở rộng liên kết và làm sâu sắc hơn mức độ tin cậy giữa hai bên. Việt Nam là mục tiêu trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận Đông Nam Á của Australia, nhất là khi nước này khôi phục viện trợ song phương cho Việt Nam từ năm 1991. Continue reading “Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Continue reading “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Peter Edwards, “What Was Australia Doing in Vietnam?”, The New York Times, 04/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 07/1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson cử hai cố vấn chủ chốt của mình, Clark Clifford và Tướng Maxwell Taylor, đến Australia và New Zealand trong một nhiệm vụ khẩn cấp. Khi ấy, biểu tình đang diễn ra rầm rộ trên khắp các đường phố và trong khuôn viên nhiều trường đại học Mỹ. Phe chủ chiến và chủ hòa liên tục đối đầu tại Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dự định từ chức, ngấm ngầm thừa nhận rằng chính sách Việt Nam của mình đã thất bại.

Giữa tình trạng hỗn loạn này, Tướng William C. Westmoreland lại yêu cầu lượng quân tiếp viện đáng kể, khoảng 400.000 người vào đầu năm. Để nhận được cái gật đầu tăng quân số từ một Quốc hội ngày càng chống đối, Johnson phải chứng minh rằng các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nền dân chủ như Australia và New Zealand vốn sẽ tự trang trải kinh phí, đã sẵn sàng thực hiện cam kết của mình. Như lời Clifford nói với chính phủ New Zealand, “chỉ cần một binh sĩ New Zealand cũng có thể giúp tăng thêm 50 lính Mỹ.” Continue reading “Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam”

Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc lại lên tiếng – lần này mục tiêu của họ là Australia.

Đợt căng thẳng ngoại giao mới nhất giữa hai nước khai màn khi Triệu Lập Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng một bức ảnh gây hấn lên Twitter vào hôm thứ Hai (30/11/2020).

Bức ảnh này mô tả một binh sĩ Úc đang tươi cười kề con dao dính máu vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. “Bị sốc trước việc binh lính Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan”, ông Triệu viết, đề cập đến cuộc điều tra của chính Australia về các cáo buộc tội ác chiến tranh của quân đội nước này. “Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi như vậy, và kêu gọi họ chịu trách nhiệm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia”

Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?

Nguồn: Greg Barns, “Asia’s monarchies are no longer earning their keep”, Nikkei Asia, 13/11/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên khắp châu Á, báo chí đang đưa tin rất nhiều về các vị quốc vương. Ở Thái Lan, nhiều người cảm thấy phẫn nộ với Vua Maha Vajiralongkorn, người không chỉ sống phần lớn thời gian ở Đức mà còn bận rộn tìm cách áp đặt chế độ quân chủ mang tính đàn áp lên người dân của mình.

Quốc vương Malaysia, Sultan Abdullah Ri’ayatuddin, đã tăng cường can thiệp vào chính trị, từ chối chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim rằng ông cần được phép thành lập chính phủ khi giờ đây ông nhận được đa số ủng hộ trong quốc hội. Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?”

Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguồn: John McCarthy,  “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp. Continue reading “Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?”

Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc

Nguồn: John Lee, “Down Under Doubles Down on Checking China”, WSJ, 27/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynold sẽ gặp các đồng cấp người Mỹ của mình vào thứ Ba này tại Washington trong khuôn khổi các cuộc họp thường niên được gọi là Ausmin. Sau đó, họ sẽ bay về Úc và chịu cách ly trong hai tuần để phòng Covid-19, một yêu cầu đối với những người công du nước ngoài về.

Thật đáng chú ý khi hại bộ trưởng của Úc sẵn sàng chịu đựng hai tuần bất tiện để gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Các cuộc họp trực tuyến giờ là chuyện bình thường. Quyết định tự mình tới Mỹ do đó cho thấy tầm quan trọng của Mỹ đối với an ninh và thịnh vượng của Úc cũng như mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho cả hai nước. Continue reading “Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc”

Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Henry Storey, “The brakes on Beijing’s ambition”, The Interpreter, 13/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong khi chúng ta đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, có vô vàn lý do để cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là điều không thể tránh khỏi như người ta thường nghĩ.

Khi thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan niệm phổ biến cho rằng đây là điều tất yếu. Người ta lập luận rằng quy mô dân số khổng lồ cũng như nền tảng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa nước này trở thành một cường quốc thống trị khu vực hay một dạng bá quyền nào đó. Việc Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại sau khi đã khống chế được dịch Covid-19 trong nước càng củng cố thêm lập luận này. Continue reading “Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 30/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2019”

Thế giới hôm nay: 20/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Áo đã bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận thương mại được đàm phán giữa Liên minh châu Âunhóm Mercosur của các nước Nam Mỹ. Các nghị sĩ lo ngại Brazil, một nước sẽ tham gia thỏa thuận này, không kiểm soát được các đám cháy trong rừng nhiệt đới Amazon. Pháp và Ireland cũng bày tỏ quan ngại. Hiệp định thương mại này mất 20 năm để đàm phán nhưng phải được tất cả các thành viên EU phê chuẩn.

Sau khi không đạt được thế đa số để lập chính phủ, Thủ tướng Binyamin Netanyahu của Israel đã mời đối thủ chính của mình thảo luận về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Nhưng Benny Gantz, lãnh đạo của đảng Xanh và Trắng trung tả, dường như đã từ chối. Đảng của ông, đang dẫn đầu sau khi 98% số phiếu được kiểm, kêu gọi đảng Likud loại bỏ ông Netanyahu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2019”

Thế giới hôm nay: 04/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh đã đánh mất thế đa số của mình (trong nghị viện) sau khi một nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã “đào ngũ” sang đảng Dân chủ Tự do (LD). Nghị sĩ Philip Lee đã bỏ sang hàng ghế của LD khi Thủ tướng Boris Johnson đang phát biểu trước một cuộc bỏ phiếu Brexit quan trọng. Nếu ông Johnson thua cuộc bỏ phiếu này, ông có thể yêu cầu tiến hành bầu cử sớm vào tháng Mười. Đảng Bảo thủ đã phải dựa vào các đối tác Bắc Ireland của mình để thông qua luật.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc gọi Mỹ, Pháp và Anh có thể là các đồng lõa gây nên tội ác chiến tranh ở Yemen. Các nước này cung cấp vũ khí cho Ả Rập Saudi, quốc gia bị cáo buộc bỏ đói dân thường Yemen trong chiến dịch chống lại phiến quân Houthi. Trong khi đó, Ả Rập Saudi thậm chí còn hứa sẽ gửi thêm quân tới Yemen. Và các lực lượng mà họ ủng hộ đã bắt đầu xung đột nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2019”

Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?

Nguồn: Asian governments are trying to curb fake news”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả vào ngày Cá tháng Tư, chính phủ Singapore cũng không hứng pha trò. K. Shanmugam, bộ trưởng luật pháp, đã cảnh báo các nhà làm luật về sự nguy hiểm của các phát ngôn không được kiểm soát, đưa cho họ một danh sách “các lời bài hát mang tính xúc phạm”, trong đó có các bản hit của Lady Gaga và Ariana Grande. Ngay sau đó, chính phủ đã trình một dự luật lên quốc hội để hạn chế các tin giả. Nếu được thông qua luật, một khả năng rất cao, nó sẽ là một trong số những đạo luật có phạm vi sâu rộng nhất thế giới. Theo quy định của dự luật, những người bị kết tội truyền bá “những tuyên bố hay thực tế sai sự thật” trên mạng phải đối mặt với mức phạt lên tới 1 triệu đô la Singapore (17 tỉ đồng) hoặc tối đa 10 năm tù. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter sẽ được yêu cầu gỡ các bài đăng mà chính phủ cho là sai sự thuật hoặc phải đưa ra các tuyên bố đính chính. Continue reading “Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?”

05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea

Nguồn: U.S. forces seize more of New Guinea, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Trung đoàn lính dù số 503 của Tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ và chiếm đóng Nazdab, ngay phía đông Lae, một thành phố cảng phía đông bắc Papua New Guinea, đặt Hoa Kỳ vào vị thế hoàn hảo để tiến hành các chiến dịch trong tương lai trên đảo quốc này.

New Guinea đã bị Nhật chiếm đóng kể từ tháng 03 năm 1942. Các cuộc tấn công của lực lượng Đồng minh trước đó đã gặp phải sự phản kháng dữ dội, và họ thường bị đánh lui bởi các lực lượng chiếm đóng của Nhật. Phần lớn phản ứng của quân Đồng minh được dẫn dắt bởi các lực lượng của Australia, vì quốc gia này bị đe dọa nhiều nhất bởi sự hiện diện của Nhật trên khu vực đó. Continue reading “05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea”

12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam

Nguồn: Australians withdraw from South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những nhóm binh sĩ cuối cùng của Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất đã rút khỏi Việt Nam. Chính phủ Australia lần đầu tiên đưa quân tới Việt Nam vào năm 1964 với một đơn vị không quân nhỏ và một nhóm công binh dân sự. Tháng 5 năm 1965, Australia gia tăng lực lượng tham chiến của mình với việc triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia (RAR).

Sự hình thành Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất vào năm 1966 đã thiết lập một căn cứ hoạt động của Australia gần Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Continue reading “12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam”