Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng[1] – Đỗ Thị Thủy[2]

Tóm tắt: Ngoại giao trung gian, hòa giải ngày càng được nhiều quốc gia tầm trung ưu tiên triển khai. Đây được xem là một lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp, khả thi với thế và lực của quốc gia tầm trung, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mức độ, hình thức tham gia trung gian, hòa giải có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, chủ yếu xoay quanh ba dạng: trung gian, hòa giải, và trung gian-hòa giải. Việt Nam đã xác định trung gian-hòa giải là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược đối ngoại đa phương và đang hội đủ các lợi thế, điều kiện để đảm nhận hiệu quả hơn vai trò này, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc tế của đất nước. Continue reading “Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam”

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”? Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?”