Bàn về khái niệm chủ quyền của các quốc gia tầm trung

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Với bản đồ quyền lực toàn cầu ngày càng phân mảnh, các quốc gia tầm trung – không đủ lớn để áp đặt luật chơi, nhưng cũng không nhỏ đến mức phải chấp nhận – đang trở thành những nhân vật chính của thế kỷ 21. Từ hành lang Liên Hợp Quốc, các vòng đàm phán đa phương, tới các tuyến hàng hải tấp nập, các quốc gia tầm trung thường xuất hiện trong vai trò nhà điều phối, cầu nối, thỉnh thoảng là kẻ phá bĩnh – song hiếm khi vắng mặt.

Khái niệm “quốc gia tầm trung” vốn linh hoạt – nó có thể bao gồm một Indonesia hơn 200 triệu dân với ba thập kỷ liên tiếp tăng trưởng trên 5% và được dự báo sẽ bước vào nhóm bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới; một Singapore là đảo quốc chỉ 6 triệu dân nhưng là trung tâm hàng hải và tài chính của Châu Á; một Hàn Quốc đã “hoá rồng”, đồng thời xếp thứ hai về sản xuất chip và thứ chín về chi tiêu quốc phòng hàng đầu; hay một Việt Nam đang trở thành công xưởng mới của thế giới với tham vọng vươn lên. Điểm chung không nằm ở quy mô lãnh thổ hay dân số, mà ở cách các quốc gia này sở hữu “đòn bảy” đủ mạnh – kinh tế đủ lớn để khiến các nước lớn phải lắng nghe, năng lực ngoại giao đủ dày để tham gia hợp tác đa phương, và có lẽ quan trọng nhất – tham vọng vượt xa khỏi vị thế phụ thuộc. Continue reading “Bàn về khái niệm chủ quyền của các quốc gia tầm trung”

Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng[1] – Đỗ Thị Thủy[2]

Tóm tắt: Ngoại giao trung gian, hòa giải ngày càng được nhiều quốc gia tầm trung ưu tiên triển khai. Đây được xem là một lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp, khả thi với thế và lực của quốc gia tầm trung, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mức độ, hình thức tham gia trung gian, hòa giải có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, chủ yếu xoay quanh ba dạng: trung gian, hòa giải, và trung gian-hòa giải. Việt Nam đã xác định trung gian-hòa giải là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược đối ngoại đa phương và đang hội đủ các lợi thế, điều kiện để đảm nhận hiệu quả hơn vai trò này, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc tế của đất nước. Continue reading “Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam”