02/11/2000: Phi hành đoàn thường trú đầu tiên đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Nguồn: First residential crew arrives aboard the International Space Station, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, phi hành đoàn thường trú đầu tiên đã đến Trạm Vũ trụ Quốc tế. Sứ mệnh Expedition 1 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới về hợp tác quốc tế trong không gian, và về khoảng thời gian cư trú liên tục lâu nhất của con người trên quỹ đạo thấp của Trái Đất, điều vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Các cơ quan vũ trụ của Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản, và Châu Âu đã đồng ý hợp tác trên ISS vào năm 1998, và các bộ phận đầu tiên của trạm đã được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm đó. Năm chuyến bay tàu con thoi và hai chuyến bay không người lái của Nga đã chuyển giao nhiều bộ phận cốt lõi và lắp ráp một phần trạm vũ trụ. Hai người Nga, Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev, cùng với Bill Shepherd của NASA, đã được chọn làm thành viên phi hành đoàn Expedition 1. Continue reading “02/11/2000: Phi hành đoàn thường trú đầu tiên đến Trạm Vũ trụ Quốc tế”

Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?

Nguồn: Why does America still use Soyuz rockets to put its astronauts in space?The Economist, 16/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một thất bại khiến cả thế giới chú ý: hai phút sau khi phóng tàu vũ trụ Soyuz từ một địa điểm ở Kazakhstan, sứ mệnh đi tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị hủy bỏ. May mắn thay, hai phi hành gia trên tàu, một người Nga và một người Mỹ, đã có thể trở về khí quyển và hạ cánh an toàn. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), đồng thời là một chính trị gia thận trọng, nói rằng các sứ mệnh sẽ được tạm dừng cho đến khi một cuộc điều tra cho thấy sai sót nằm ở đâu. Vì hệ thống Soyuz của Nga hiện là cách duy nhất để đưa con người vào quỹ đạo, điều này tạo ra một tình huống có thể khiến ISS vắng bóng người từ tháng 12/2018. Và nước Mỹ không thể làm bất cứ điều gì. Vì sao Mỹ lại phải dựa vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ? Continue reading “Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?”

Tại sao Trung Quốc muốn đi lên sao Hỏa?

Nguồn:Why China wants to go to Mars”, The Economist, 22/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chạy đua vào không gian đang chuyển sang châu Á.

Tuần trước, Ấn Độ đã thiết lập một kỷ lục thế giới bằng cách phóng 104 vệ tinh từ một tên lửa duy nhất. Thành tựu này đã thêm dầu vào “cuộc chạy đua vào không gian” của châu Á chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc công bố một danh sách rút gọn gồm tám tên gọi có thể được đặt cho con tàu vũ trụ lên sao Hỏa đầu tiên của mình, dự kiến ​​sẽ phóng vào năm 2020. Từ những khái niệm mang tính tinh thần (như “Truy Mộng” hay “Thiên Vấn”) đến những sinh vật tưởng tượng (như “Phụng Tường”, hay “Thăng Long”), chúng thể hiện những kỳ vọng lớn mà giới lãnh đạo đất nước dành cho sứ mạng này.

Ban giám khảo, những người đã lựa chọn những cái tên cuối cùng từ một danh sách gồm 35.900 mục, sẽ phải công bố sự lựa chọn của mình vào ngày 24/4, Ngày Vũ trụ chính thức của đất nước. Sự phô trương này cách hàng năm ánh sáng so với cung cách bí mật mà chương trình không gian của Trung Quốc đã từng có. Quốc gia này tuyên bố một tầm nhìn mới đầy tham vọng để thăm dò không gian, một tầm nhìn mà các tổ chức phương Tây cũng dè dặt. Khi mà phần lớn thế giới dường như đang bận rộn với các vấn đề trần thế hơn, tại sao Trung Quốc lại thiết tha với việc gửi tàu thăm dò vào hệ mặt trời đến như vậy? Continue reading “Tại sao Trung Quốc muốn đi lên sao Hỏa?”