08/07/1914: Ca sĩ và nhà hoạt động công đoàn Joe Hill bị kết án tử hình

Nguồn: Labor activist and singer Joe Hill sentenced to death, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, ca sĩ Joe Hill đã bị kết án tử hình ở Utah vì tội giết người, dù bằng chứng buộc tội ông rất ít ỏi.

Joe Hill là người gốc Thụy Điển, nhập cư vào Mỹ năm 1879. Năm 1910, ông gia nhập Tổ chức Công nhân Thế giới (International Workers of the World, IWW), vốn là một nghiệp đoàn công nghiệp phản đối hệ thống tư bản và nuôi giấc mơ lãnh đạo một cuộc cách mạng công nhân trên toàn nước Mỹ. Các thành viên của IWW – còn được gọi là Wobblies – hoạt động đặc biệt tích cực ở miền Tây, nơi họ đã rất thành công trong việc tập hợp các công nhân bị ngược đãi và bóc lột trong ngành khai thác mỏ, khai thác gỗ, và vận tải biển. Continue reading “08/07/1914: Ca sĩ và nhà hoạt động công đoàn Joe Hill bị kết án tử hình”

An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s decision-making system under review amid economic woes’“ Nikkei Asia, 03/07/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thế lưỡng nan của Tập Cận Bình: Cân bằng an ninh quốc gia với thực tế khắc nghiệt của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có dấu hiệu thay đổi.

Những dấu hiệu này xuất hiện dù Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tích lũy thành công cái được gọi là “quyền lực tối cao.”

Nguồn gốc quyền lực của ông bắt nguồn từ hệ thống điều phối chính sách và ra quyết định mà Ban chấp hành Trung ương đảng đã thông qua vào năm 2013. Continue reading “An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi”

06/07/1900: Warren Earp bị giết ở Arizona

Nguồn: Warren Earp killed in Arizona, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1900, Warren Earp, người trẻ nhất trong một gia đình gồm những tay đấu súng nổi tiếng, đã bị giết trong một quán rượu ở Arizona.

Nicholas và Virginia Earp đã nuôi dạy một gia đình gồm năm người con trai và bốn người con gái tại một loạt các trang trại ở Illinois và Iowa. Ba người con trai của nhà Earp sau đó lớn lên và trở thành những nhân vật khét tiếng. Vào ngày 26/10/1881, Wyatt, Virgil, và Morgan Earp tham gia một cuộc đấu súng ngắn với băng Clanton và McLaury ở Tombstone, Arizona. Anh em nhà Earp, cùng với người bạn Doc Holliday, đã giết chết cả ba đối thủ của mình. Trận đấu súng – được đặt theo tên một chuồng ngựa gần đó là O.K. Corral – sau này đã trở thành chủ đề yêu thích của các nhà văn viết tiểu thuyết giật gân và các nhà làm phim. Còn Wyatt, Virgil, và Morgan thì trở thành biểu tượng của miền Viễn Tây hoang dã. Continue reading “06/07/1900: Warren Earp bị giết ở Arizona”

05/07/1865: Andrew Johnson ký lệnh hành quyết những kẻ âm mưu ám sát Lincoln

Nguồn: Andrew Johnson signs off on the execution of Lincoln assassination conspirators, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Tổng thống Andrew Johnson đã ký một sắc lệnh hành pháp xác nhận bản án quân sự dành cho một nhóm người đã âm mưu giết cố Tổng thống Abraham Lincoln, khi đó là Tổng tư lệnh của Quân đội Mỹ. Với chữ ký của mình, Johnson đã ra lệnh hành quyết bốn kẻ có tội.

Những người ủng hộ Hợp bang miền Nam là David E. Herold, G. A. Atzerodt, Lewis Payne, Mary E. Surratt, Michael O’Laughlin, Edward Spangler, Samuel Arnold, và Samuel A. Mudd đã bị đưa ra xét xử vào ngày 09/05 và bị kết án vào ngày 05/07 vì đã lập mưu một cách “ác ý, phạm pháp, và phản bội” ​​với một số người khác, bao gồm cả John Wilkes Booth, người đã ám sát Tổng thống Lincoln vào ngày 14/04/1865. Ngoài việc nhắm vào Lincoln, những kẻ âm mưu cũng lên kế hoạch giết Tướng Ulysses S. Grant khi ông chỉ huy quân đội Liên minh miền Bắc trong Nội chiến chống lại các tiểu bang miền Nam. Phó Tổng thống Andrew Johnson, người kế nhiệm Lincoln làm Tổng thống, cũng là một trong những mục tiêu mà nhóm này nhắm tới. Continue reading “05/07/1865: Andrew Johnson ký lệnh hành quyết những kẻ âm mưu ám sát Lincoln”

Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe

Nguồn: Yuen Foong Khong và Joseph Chinyong Liow, “Southeast Asia Is Starting to Choose,” Foreign Affairs, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao khu vực này đang nghiêng về phía Trung Quốc?

Khác với hầu hết các khu vực trên thế giới, Đông Nam Á đã thấy mình đang ở giữa cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hầu hết các nước lớn ở các khu vực khác của Châu Á đã có lựa chọn của riêng mình: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đều đứng về phía Mỹ; Ấn Độ dường như đang xích lại gần Mỹ, còn Pakistan thì với Trung Quốc; và các quốc gia Trung Á đang xây dựng quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Nhưng phần lớn Đông Nam Á, một khu vực với gần 700 triệu dân, vẫn chưa thuộc về ai. Cường quốc nào thành công trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á chủ chốt – như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam – đi theo đường lối của mình sẽ có cơ hội tốt hơn để hiện thực hóa các mục tiêu của mình ở châu Á. Continue reading “Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe”

03/07/1887: Tay súng Clay Allison tử nạn

Nguồn: Gunfighter Clay Allison killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, Clay Allison, một tay súng lập dị kiêm chủ trang trại, được cho là đã qua đời trong một vụ tai nạn xe ngựa hy hữu. Khi đang vận chuyển hàng tiếp tế từ Pecos về trang trại của mình, ông đã bị hất văng khỏi xe ngựa đang chở hàng nặng và tử vong sau khi bị bánh sau của xe cán qua.

Sinh khoảng năm 1840 tại Waynesboro, Tennessee, Allison đã bộc lộ những hành vi kỳ quặc từ khi còn nhỏ. Khi Nội chiến Mỹ bùng nổ, ông gia nhập Quân đội Hợp bang miền Nam nhưng được giải ngũ sớm vì một tình trạng y tế hiếm gặp mà các bác sĩ gọi là “một phần là động kinh và một phần là điên loạn,” có lẽ là do một chấn thương đầu khi còn nhỏ. Continue reading “03/07/1887: Tay súng Clay Allison tử nạn”

Caesar của người Mỹ

Nguồn: Donna Zuckerberg, “An American Caesar,” Foreign Policy, 30/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Ý nghĩa của việc so sánh hai nhà lãnh đạo cách nhau hai thiên niên kỷ.

Tháng 4 vừa qua, trong lúc nền kinh tế thế giới chao đảo vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Lãnh đạo Phe Thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer đã đăng trên X rằng “Nero đánh đàn. Còn Trump đánh golf.” Schumer đã nối dài lịch sử so sánh Trump với các nhân vật La Mã cổ đại. Tổng thống Mỹ được ví như Augustus khi tập trung quyền lực của nền Cộng hòa vào một cá nhân độc tài, hoặc như một Caligula tàn bạo và thất thường, hay một kẻ mị dân theo kiểu Tiberius Gracchus hoặc Publius Clodius Pulcher. Continue reading “Caesar của người Mỹ”

Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai của Tây Tạng

Nguồn: Saransh Sehgal, “Dalai Lama at 90: The Succession Battle That Will Shape Tibet’s Future,” The Diplomat, 30/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Với việc Bắc Kinh mong muốn kiểm soát quá trình tái sinh đã có hàng thế kỷ nay của người Tây Tạng, một vấn đề tâm linh đã bị gắn liền với một cuộc xung đột địa chính trị phức tạp.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chuẩn bị bước sang tuổi 90 vào ngày 06/07 sắp tới, sự chú ý của thế giới đang đổ dồn vào vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Đối với hầu hết những người sống thọ, sinh nhật thứ 90 có lẽ là thời điểm để suy ngẫm. Nhưng đối với vị tu sĩ Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới, đây là một khoảnh khắc sẽ để lại hệ quả sâu sắc, vì ngài có thể tiết lộ kế hoạch lựa chọn người kế vị mình, một động thái chưa từng có trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai của Tây Tạng”

01/07/1963: Cục Bưu chính Mỹ giới thiệu mã ZIP

Nguồn: U.S. Post Office introduces zip codes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Cục Bưu chính Mỹ (United States Postal Service, USPS) đã giới thiệu Kế hoạch Cải thiện Khu vực (Zone Improvement Plan, ZIP) như một phần trong kế hoạch cải thiện tốc độ chuyển phát thư từ. Kế hoạch này đã khởi xướng việc sử dụng các mã ZIP có thể đọc bằng máy để hỗ trợ việc sắp xếp thư hiệu quả hơn trên toàn quốc.

Ý tưởng này không hoàn toàn mới. Vào năm 1943, Cục Bưu chính đã tạo ra các khu vực được đánh số cho hơn 100 đô thị trên khắp nước Mỹ. Nhưng trong thời kỳ bùng nổ sau Thế chiến II, hệ thống đó đã sớm không còn phù hợp. Từ năm 1943 đến 1962, khối lượng thư từ hàng năm tăng lên gấp đôi, từ 33 tỷ lên 66,5 tỷ lá thư, và một lá thư gửi đi trung bình phải qua 17 trạm phân loại. Các vùng ngoại ô mọc lên như nấm, và việc vận chuyển thư đã chuyển từ đường sắt sang đường bộ và đường không, khiến các hệ thống trung tâm đô thị cũ trở nên lỗi thời. Continue reading “01/07/1963: Cục Bưu chính Mỹ giới thiệu mã ZIP”

Cuộc đời Tập Trọng Huân và di sản để lại cho Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Costly Inheritance,” Foreign Affairs, 23/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những gian khổ của cha ông đã định hình nên nhà lãnh đạo Trung Quốc – và đất nước mà ông cai trị như thế nào?

Năm 1980, Tập Trọng Huân, một nhân vật nặng ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cha của nhà lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình, đã đến thăm một trong những địa điểm du lịch hàng đầu miền trung đông Iowa: Thuộc địa Amana, một di sản văn hóa Đức được thành lập theo nguyên tắc cộng đồng, ngày nay nổi tiếng với bia và đồ thủ công. Trải nghiệm này đã làm ông chấn động. Ở tuổi 67, ông đã dẫn đầu một phái đoàn các tỉnh trưởng đến Mỹ. Đó là một khoảnh khắc lịch sử trong công cuộc mở cửa của Trung Quốc với các doanh nghiệp và đầu tư phương Tây. Với tư cách là lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, Tập Trọng Huân chính là người đi tiên phong trong quá trình đó. Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh, lúc đó vừa chứng kiến lễ khánh thành lãnh sự quán Mỹ đầu tiên bên ngoài Bắc Kinh. Ông cũng đang khởi động các Đặc khu Kinh tế – những khu vực được thiết kế để thu hút doanh nghiệp nước ngoài – vốn sẽ tượng trưng cho quan hệ mới của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Continue reading “Cuộc đời Tập Trọng Huân và di sản để lại cho Tập Cận Bình”

Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump

Nguồn: Stephen M. Walt, “The War for Trump’s Ego,” Foreign Policy, 26/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc tấn công của Israel và Mỹ chống lại Iran thực ra không có mục đích như chúng ta tưởng.

Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ cuộc chiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump với Iran – đúng vậy, nó là một cuộc chiến – không phải vì điều gì. Nó không phải để cho nước Mỹ trở nên an toàn hơn, thịnh vượng hơn, hay được tôn trọng và ngưỡng mộ hơn trên toàn thế giới. Và dù Trump có tuyên bố gì trên Truth Social, hay những người ủng hộ trung thành của ông có nói gì đi chăng nữa, thì cuộc chiến cũng không nhằm làm cho Trung Đông ổn định hơn, hoặc thậm chí là bảo vệ Israel trong dài hạn. Continue reading “Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump”

29/06/1995: Tàu con thoi Mỹ kết nối với trạm vũ trụ của Nga

Nguồn: U.S. space shuttle docks with Russian space station, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, tàu con thoi Mỹ Atlantis đã kết nối thành công với trạm vũ trụ Nga Mir để tạo thành vệ tinh nhân tạo lớn nhất từng bay quanh Trái Đất.

Khoảnh khắc lịch sử của sự hợp tác giữa hai chương trình không gian từng là đối thủ này cũng là sứ mệnh không gian có người lái thứ 100 trong lịch sử Mỹ. Vào thời điểm đó, Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) Daniel Goldin gọi đây là khởi đầu của “một kỷ nguyên mới của tình hữu nghị và hợp tác” giữa Mỹ và Nga. Với hàng triệu người xem trên truyền hình, tàu con thoi Atlantis đã cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở miền đông Florida vào ngày 27/06/1995. Continue reading “29/06/1995: Tàu con thoi Mỹ kết nối với trạm vũ trụ của Nga”

28/06/1940: Anh công nhận de Gaulle là lãnh đạo Lực lượng Nước Pháp Tự do

Nguồn: Britain recognizes General Charles de Gaulle as leader of the Free French, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau khi thiết lập bộ chỉ huy mới ở Anh để đối đầu với chính phủ bù nhìn được thành lập tại Pháp, quê hương ông, Tướng Charles de Gaulle đã được Thủ tướng Anh Winston Churchill công nhận là lãnh đạo của Lực lượng Nước Pháp Tự do, với mục tiêu đánh bại Đức và giải phóng toàn bộ nước Pháp.

Sau này, Churchill đã viết rằng ông xem de Charles de Gaulle là “người của định mệnh.” Continue reading “28/06/1940: Anh công nhận de Gaulle là lãnh đạo Lực lượng Nước Pháp Tự do”

Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump’s fragile peace in the Middle East,” Financial Times, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel và Iran vẫn là kẻ thù không đội trời chung, nên nhiều khả năng, đây chỉ là một khoảng tạm dừng giao tranh, chứ không phải một nền hòa bình vĩnh cửu.

“Cuộc chiến 12 ngày” có một ý nghĩa nhất định. Bằng cách đặt cho cuộc xung đột giữa Iran, Israel, và Mỹ cái tên đó, Donald Trump đang làm hai việc. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ đang cố gắng vạch ra một kết thúc rõ ràng cho cuộc chiến. Thứ hai, ông đang ám chỉ rằng 12 ngày chiến tranh vừa qua là thời điểm tái sắp xếp trật tự cho Trung Đông – tương tự như Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, trong đó Israel đã đánh bại Ai Cập, Syria, và Jordan. Continue reading “Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông”

Tại sao Putin vẫn không muốn ngừng chiến ở Ukraine?

Nguồn: Lawrence D. Freedman, “Why Putin Still Fights,” Foreign Affairs, 18/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điện Kremlin sẽ chỉ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine khi biết rằng chiến thắng là điều không thể.

Gần 5 tháng đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bước vào Nhà Trắng với lời hứa sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Ukraine, nhưng cuộc chiến vẫn diễn ra ác liệt như trước. Nga không từ chối ý tưởng đàm phán, nhưng dù Trump đã gạt bỏ khả năng Ukraine gia nhập NATO hoặc được Mỹ đảm bảo an ninh, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa đưa ra bất kỳ nhượng bộ nghiêm túc nào để đạt được một thỏa thuận.

Thoạt nhìn, thật khó hiểu lý do tại sao. Cuộc chiến đã bước sang năm thứ tư. Dù gần đây lực lượng Nga đã có những bước tiến nhất định và thường xuyên tấn công các thành phố Ukraine bằng nhiều máy bay không người lái và tên lửa, nhưng họ vẫn còn lâu mới đạt được các mục tiêu cốt lõi của Putin. Nga đã phải gánh chịu tổn thất nặng nề, với khoảng 200.000 thương vong chỉ tính từ đầu năm 2025. Trong khi đó, các đơn vị Ukraine đã tiến hành một số chiến dịch đáng kinh ngạc, bao gồm cuộc tấn công ngoạn mục vào lực lượng máy bay ném bom chiến lược Nga nằm cách xa biên giới hai nước vào ngày 01/06. Họ cũng ngày càng có khả năng sử dụng máy bay không người lái tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự và cơ sở dầu mỏ bên trong nước Nga – theo đó thách thức bất kỳ giả định nào cho rằng Kyiv đã vào đường cùng, hoặc Moscow sắp giành được một bước đột phá quyết định. Continue reading “Tại sao Putin vẫn không muốn ngừng chiến ở Ukraine?”

26/06/1862: Trận Mechanicsville trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Rebels strike Union at the Battle of Mechanicsville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, trong Trận Mechanicsville, Virginia, Quân đoàn Bắc Virginia của Tướng Hợp bang miền Nam Robert E. Lee đã tấn công Quân đoàn Potomac của Tướng Liên minh miền Bắc George B. McClellan. Đây là khởi đầu của Trận chiến Bảy ngày. Dù quân Hợp bang đã phải chịu tổn thất nặng nề và không thể đánh bại hoàn toàn quân Liên minh, nhưng trận chiến này đã khiến McClellan hoảng sợ. Trong tuần tiếp theo, Lee đã đẩy quân của McClellan từ ngoại ô Richmond, Virginia, trở về căn cứ của họ bên Sông James. Continue reading “26/06/1862: Trận Mechanicsville trong Nội chiến Mỹ”

Nếu Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc đua AI thì sao?

Nguồn: Sebastian Elbaum và Adam Segal, “What If China Wins the AI Race?,” Foreign Affairs, 13/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ nên hướng đến chiến thắng, nhưng cũng cần chuẩn bị nếu về nhì.

Các giám đốc điều hành công ty công nghệ, các nhà phân tích an ninh quốc gia, và các quan chức Mỹ dường như đều đồng ý rằng Mỹ phải giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về AI với Trung Quốc. Vào tháng 10/2024, Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền Biden, Jake Sullivan, đã cảnh báo rằng Mỹ có nguy cơ “lãng phí vị trí dẫn đầu khó khăn lắm mới giành được” nếu không “triển khai AI nhanh hơn và toàn diện hơn để củng cố an ninh quốc gia.” Và trong một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của mình, chính quyền Trump thứ hai đã tuyên bố mục tiêu của họ là “duy trì và nâng cao sự thống trị AI toàn cầu của Mỹ.”

Washington đã theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn trong nỗ lực giành bá quyền công nghệ: hạn chế Trung Quốc bằng cách kiểm soát xuất khẩu các linh kiện công nghệ quan trọng và thúc đẩy đổi mới trong nước đối với các mô hình AI nền tảng. Để đạt được mục tiêu thứ hai, cả hai chính quyền đã theo đuổi một chương trình giám sát có tương đối ít quy định đối với các công ty hàng đầu trong ngành, đầu tư có mục tiêu vào chất bán dẫn và cơ sở hạ tầng năng lượng, đồng thời khuyến khích các cơ quan chính phủ liên bang, đặc biệt là các cơ quan quốc phòng và tình báo, áp dụng AI cho nhiều mục đích khác nhau, từ điều tra dịch bệnh do thực phẩm đến phát hiện gian lận tài chính. Continue reading “Nếu Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc đua AI thì sao?”

Tập Cận Bình tìm kiếm sự ủng hộ từ các ‘quý tộc đỏ’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping reaches out to his fellow ‘red aristocrats’Nikkei Asia, 19/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thái tử đảng đã lãnh đạo bộ ba tướng lĩnh hàng đầu ủng hộ nhà lãnh đạo tối cao.

Tuần trước, Tập Cận Bình đã tham dự một sự kiện lớn cùng với nhiều “quý tộc đỏ,” những người đã chống đỡ cho chính quyền của ông. Đối với nhà lãnh đạo tối cao, người đã tập trung hầu hết quyền lực chính trị của Trung Quốc vào tay mình, đây là cơ hội để kêu gọi sự đoàn kết và ủng hộ.

Hay phải chăng ông đang cầu xin sự giúp đỡ? Continue reading “Tập Cận Bình tìm kiếm sự ủng hộ từ các ‘quý tộc đỏ’”

24/06/1717: Đại Hội quán đầu tiên của Hội Tam Điểm được lập ở London

Nguồn: 1st Masonic Grand Lodge formed in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1717, các thành viên của bốn Hội quán Tam Điểm (Masonic lodges) địa phương – tất cả đều thuộc một hội kín của các thợ đá – đã gặp nhau tại quán rượu Goose and Gridiron ở khu vực nghĩa trang Nhà thờ St. Paul, London. Mục đích của họ là thành lập Đại Hội quán (Grand Lodge) đầu tiên, hoạt động như một cơ quan quản lý chung cho tất cả các hội quán. Ban đầu, tổ chức này được gọi là Đại Hội quán London và Westminster, nhưng đã dần phát triển thành Đại Hội quán Thống nhất Anh Quốc như ngày nay. Continue reading “24/06/1717: Đại Hội quán đầu tiên của Hội Tam Điểm được lập ở London”

Ông trùm chip Đài Loan: Cần phải loại bỏ ‘con ngựa thành Troy’ của Trung Quốc

Nguồn: Thompson Chau, “Taiwan chip tycoon warns China has ‘Trojan horse’ that must be voted out,” Nikkei Asia, 18/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập UMC Tào Hưng Thành (Robert Tsao) kêu gọi bãi nhiệm các nhà lập pháp Quốc Dân Đảng đối lập nhằm tăng cường phòng thủ cho Đài Loan.

Cuộc đối đầu kéo dài một năm qua giữa Tổng thống và Lập pháp viện Đài Loan đã dẫn đến một chiến dịch ngày càng lớn mạnh nhằm yêu cầu bãi nhiệm các nhà lập pháp từ đảng đối lập chính là Quốc Dân Đảng (KMT). Và người dẫn đầu chiến dịch này chính là một trong những nhà sáng lập ngành công nghiệp chip Đài Loan. Continue reading “Ông trùm chip Đài Loan: Cần phải loại bỏ ‘con ngựa thành Troy’ của Trung Quốc”