#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 5), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Lê Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Một xã hội loài người mà dựa trên cơ sở nhiều quốc gia nghèo đói và chỉ một số ít thịnh vượng, đặc trưng bởi những hòn đảo thịnh vượng giữa một biển nghèo đói, là không bền vững.

Thiabo Mbeki – Cựu tổng thống Nam Phi

Ngày 4 tháng 2 năm 1992, Hugo Chavez Frías, một đại tá bốc đồng và có sức thu hút, đã lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ Venezuela. Khi mà lực lượng thua kém nhiều về số lượng của mình không giành được quyền kiểm soát Caracas và không bắt giữ được Tổng thống Carlos Andrés Pérez, Continue reading “#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam”

#123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu

http://www.dreamstime.com/-image1626868

Nguồn: Oxfam (2002). ”Market Access and Agricultural Trade: The Double Standards of Rich Countries” (Ch. 4), in Oxfam, Rigged Rules and Double Standards: Trade, Globalisation, and the Fight against Poverty (pp. 95-121).>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Tuấn Anh (lược dịch)

Thương mại có thể tạo ra động lực mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Để động cơ này hoạt động, các nước nghèo cần tiếp cận thị trường của các nước giàu. Mở rộng tiếp cận thị trường có thể giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế cùng lúc với việc tạo ra cơ hội cho người nghèo. Điều này đặc biệt [đúng] với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động vì cuộc sống của nhiều người sống dưới mức nghèo khổ tập trung ở khu vực này. Continue reading “#123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu”