“Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh

Ngày 21/9/2017, trang mạng FreeBeacon (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017.[1] Mặc dù những nội dung trên không được phía Mỹ xác nhận, cách lập luận mới này được đánh giá là một bước chuyển chiến thuật mới thông qua công cụ pháp lý nhằm phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Continue reading ““Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?”

Bế tắc cải cách tại Trung Quốc

121018095950-china-growth-story-top

Nguồn: Keyu Jin, “China’s reform stalemate”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kế hoạch cải cách của Trung Quốc đã đi vào thế bế tắc, với những xung đột lợi ích căn bản và các cơ chế phản kháng tinh vi đang ngăn chặn tiến trình này. Cho tới khi những rào cản này được loại bỏ, gần như không có hi vọng nào về việc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm của Trung Quốc – với chỉ số tăng trưởng 7,4% năm 2014, thấp nhất trong khoảng một phần tư thế kỉ gần đây – có thể dựa vào cải cách để tạo động lực phát triển cần thiết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quá quen với khó khăn trong việc tiến hành những cải cách quyết liệt. Khi Đặng Tiểu Bình triển khai kế hoạch cấp tiến của mình về “cải cách và mở cửa” vào năm 1978, ông đã đối mặt với sự phản đối dữ dội – hầu hết từ các nhà tư tưởng cực đoan và các nhà cách mạng bảo thủ. Cũng giống như vị thế và sức mạnh của Đặng Tiểu Bình đã giúp ông qua mặt các đối thủ và tiếp tục quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc, sự lãnh đạo quyết đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể vượt qua được các nhóm lợi ích cố hữu để tiến hành những cải cách cần thiết.  Continue reading “Bế tắc cải cách tại Trung Quốc”

Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái

moscow_1375008c

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Nhóm Chiến lược Aspen, một nhóm phi đảng phái gồm những chuyên gia về chính sách đối ngoại mà cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft và tôi đồng chủ trì, gần đây đã trăn trở với vấn đề làm thế nào để đối phó lại những hành động của Nga tại Ukraine. Và giờ đây NATO cũng đang phải vật lộn với cùng vấn đề như vậy.

Dù phương Tây phải chống lại thách thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với quy tắc từ sau năm 1945 là không yêu sách đòi lãnh thổ bằng vũ lực, họ không thể hoàn toàn cô lập Nga, một nước có nhiều lợi ích chồng chéo với phương Tây về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, Bắc Cực và các vấn đề khu vực như Iran và Afghanistan. Hơn thế nữa, yếu tố địa lý đơn giản mang lại cho Putin lợi thế trong bất kì sự leo thang nào của cuộc xung đột tại Ukraine. Continue reading “Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái”

Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã

bonhoeffer-silence-in-the-face

Tác giả: Peter Hoffmann | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Khi Aldolf Hitler xâm lược Ba Lan vào năm 1939, người Châu Âu từ lâu đã có truyền thống kháng chiến vũ trang chống lại chính quyền. Ở những nước như Đan Mạch, Pháp và Ba Lan, những phong trào quan trọng đã nổi lên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong nội bộ bản thân nước Đức, một cuộc kháng chiến nhỏ đã nỗ lực để có được động lực nhưng gần như không gây nên được một mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với sự thống trị của Hitler.

Hầu hết người Đức đều chủ yếu lo lắng cho sinh mạng của mình và do đó khi thông tin về việc trục xuất người Do Thái và sự lạm quyền của Đảng Quốc xã bắt đầu rò rỉ ra ngoài, Continue reading “Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã”