Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “America should aim for competitive coexistence with China,” Financial Times, 16/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ giữa hai siêu cường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có thể quản lý được nếu Mỹ đi đúng nước cờ.

Bất chấp cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình ở California tuần này, nơi hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại đối thoại quân sự, quan hệ Mỹ – Trung vẫn còn nhiều khó khăn. Một số người Mỹ từng gợi ý về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng Trung Quốc khác với Liên Xô. Bởi vì Mỹ không có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Liên Xô, nhưng lại có trao đổi thương mại trị giá 500 tỷ đô la với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Nguồn: Joseph S. Nye, Jr., “What Could Cause a US-China War?”, Project Syndicate, 02/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.

Một số nhà phân tích, dẫn nhận định của Thucydides cho rằng Chiến tranh Peloponnese xuất phát từ nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, tin rằng quan hệ Mỹ – Trung đang bước vào thời kỳ xung đột giữa một bá quyền cũ với một quốc gia thách thức ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?”

Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joseph S. Nye, “Trump’s Effect on US Foreign Policy”, Project Syndicate, 04/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp G7 gần đây ở Biarritz đã bị chỉ trích là bất cẩn và gây rối loạn bởi nhiều nhà quan sát. Những người khác lập luận rằng báo chí và các học giả chú ý quá mức đến những trò hề cá nhân, các dòng tweet và các trò chơi chính trị của Trump. Họ lập luận, về lâu dài, các nhà sử học sẽ chỉ coi những hành động đó là những chuyện vặt. Câu hỏi lớn hơn là liệu tổng thống Trump có chứng tỏ mình là một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, hay cũng chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong lịch sử mà thôi.

Cuộc tranh luận hiện tại về Trump làm dấy lên một câu hỏi đã có từ lâu: Liệu các kết quả lịch sử quan trọng là sản phẩm từ sự lựa chọn của con người hay chúng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố cấu trúc chi phối được tạo ra bởi các lực lượng kinh tế và chính trị nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta? Continue reading “Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “Power and Interdependence in the Trump Era”, Project Syndicate, 03/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá  trình sử dụng các công cụ này. Theo tờ The Economist, Mỹ có được ảnh hưởng không chỉ nhờ quân đội và hàng không mẫu hạm, mà còn từ địa vị là trung tâm trong mạng lưới làm bệ đỡ cho toàn cầu hóa. “Mạng lưới các công ty, ý tưởng và các tiêu chuẩn này phản ánh và nhân rộng sức mạnh của người Mỹ”. Nhưng cách tiếp cận của Trump có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng, và nó đang làm xói mòn tài sản quý giá nhất của Mỹ – đó là tính chính danh của nó”. Continue reading “Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump”

Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?

Nguồn: Joseph Nye, “Does China Have Feet of Clay?”, Project Syndicate, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang được hưởng một chuỗi thành công. Ông đã cho phóng một tên lửa lên bề tối của mặt trăng, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, và gần đây đã lôi kéo nước Ý phá vỡ sự đồng thuận với các láng giềng châu Âu để tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong khi đó, xu hướng đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong bốn thập niên qua là thực sự ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hơn một trăm quốc gia so với khoảng 50 nước trong trường hợp của Hoa Kỳ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chính thức hàng năm 6% của nước này vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ. Nhiều người dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ về quy mô trong thập niên tới. Continue reading “Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?”

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này. Continue reading “Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á”

Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “Asia after Trump”, Project Syndicate, 09/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Ủy ban Ba bên (Trilateral Commission) – một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nhân, nhà báo và học giả – gặp nhau tại Singapore gần đây, nhiều người bày tỏ quan ngại về sự suy giảm vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á giờ đây đều giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Hoa Kỳ, thường ở mức gấp đôi. Mối quan ngại đó càng trầm trọng hơn do việc Tổng thống Donald Trump gần đây áp đặt các mức thuế quan mới và biểu hiện sự khinh thường đối với các thể chế đa phương. Một câu hỏi thường được nghe ở Singapore là: Liệu vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á có thể sống sót qua nhiệm kỳ của Trump hay không?

Ở đây cần nhìn lại lịch sử một chút. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đơn phương áp đặt thuế quan lên các đồng minh của Hoa Kỳ mà không đưa ra cảnh báo trước, vi phạm khuôn khổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và theo đuổi một cuộc chiến không được lòng dân ở Việt Nam. Nỗi sợ khủng bố cũng lan rộng, và các chuyên gia bày tỏ quan ngại về tương lai của dân chủ. Continue reading “Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á”

Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The who, where and when of secessionProject Syndicate, 29/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này. Với khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác trên bốn quốc gia (Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran), các nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận rằng họ xứng đáng nhận được sự công nhận của thế giới. Tại Tây Ban Nha, khoảng 7,5 triệu người Catalonia cũng nêu lên vấn đề tương tự.

Việc các cuộc trưng cầu cho thấy không giống như người Kurds, người Catalonia chịu sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này có quan trọng không? Việc những nước sát khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq có thể dùng vũ lực để chống lại phong trào ly khai có ý nghĩa gì không? Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?”

‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “China’s Soft and Sharp Power”, Project Syndicate, 04/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc gia dân chủ. Một báo cáo mới của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ lập luận rằng chúng ta cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh dường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa.

Bản báo cáo gọi các ảnh hưởng mang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắc nhọn” (sharp power). Một bài viết trang bìa gần đây của tờ The Economist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình”. Trong khi quyền lực mềm sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao sức mạnh quốc gia, quyền lực sắc nhọn giúp các chế độ chuyên chế cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoài. Continue reading “‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc”

Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược

Nguồn: Joseph S. Nye, “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy,” Project Syndicate, 12/06/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì diễn đàn “Vành đai và Con đường” được dàn dựng kỹ lưỡng tại Bắc Kinh. Sự kiện kéo dài hai ngày đã thu hút 29 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, và 1.200 đại biểu từ hơn 100 nước. Ông Tập gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là “dự án thế kỷ.” 65 nước có liên quan trong sáng kiến này chiếm hai phần ba diện tích đất liền thế giới và có số dân khoảng 4,5 tỷ người.

Bắt đầu được thông báo vào năm 2013, kế hoạch của ông Tập nhằm kết nối lục địa Á-Âu thông qua việc đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng trải dài từ Trung Quốc đến châu Âu, mở rộng sang cả Đông Nam Á và Đông Phi, đã được gọi là Kế hoạch Marshall mới của Trung Quốc, cũng như là một nỗ lực nhằm đạt được một đại chiến lược của nước này. Một số nhà quan sát còn nhìn nhận diễn đàn này là một phần nỗ lực của ông Tập nhằm lấp đầy khoảng trống sau khi Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Barack Obama. Continue reading “Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược”

Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.

Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn trôi. Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20. Continue reading “Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump”

Những thách thức đối ngoại của Donald Trump

donald_trump_25218642186

Nguồn: Joseph S. Nye, “Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges,” Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa.

Không nhất thiết như vậy. Dù các hiệp định thương mại như TPP và TTIP có thất bại và toàn cầu hóa về mặt kinh tế chậm lại đi chăng nữa thì công nghệ cũng đang thúc đẩy toàn cầu hóa về mặt sinh thái, chính trị, và xã hội dưới hình thức biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia, và di cư – bất kể Trump có thích điều đó hay không. Trật tự thế giới không chỉ có kinh tế, và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của nó. Continue reading “Những thách thức đối ngoại của Donald Trump”

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?

populism

Nguồn: Joseph Nye, “Putting the Populist Revolt in Its Place”, Project Syndicate, 06/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều nền dân chủ phương Tây, năm nay là năm của những cuộc nổi loạn chống lại giới tinh hoa. Sự thành công của chiến dịch Brexit ở Anh, chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa ở Mỹ, thắng lợi của các đảng dân túy ở Đức và những nơi khác đã được nhiều người coi là báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Theo nhà bình luận của tờ Financial Times Philip Stephens, “trật tự toàn cầu hiện nay – hệ thống tự do dựa trên các luật lệ được thiết lập năm 1945 và mở rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa từng có. Toàn cầu hóa đang thoái trào.”

Thực ra, có thể hơi vội vàng khi đưa ra những kết luận bao quát như vậy. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?”

Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump

89473380

Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.”

Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy  khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn. Continue reading “Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump”

Dối trá và lãnh đạo

lies

Nguồn: Joseph S.Nye, “Lying and Leadership”, Project Syndicate, 06/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử năm nay đã được đánh dấu bởi những cáo buộc thường xuyên về sự thiếu trung thực. Trong suốt cuộc tranh luận về sự kiện Brexit của nước Anh, mỗi bên buộc tội phía còn lại là đã bóp méo sự thật, mặc dù tốc độ mà bên ủng hộ “Ra đi” đang chối bỏ những lời hứa trong chiến dịch của họ, và những tuyên bố của bên “Ở lại” đã trở thành sự thật đủ để cho thấy bên nào nói đúng bản chất sự việc. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ, Donald Trump, ứng cử viên sẽ đại diện Đảng Cộng hòa, hiếm khi nhắc tới đối thủ lớn nhất của mình (Ted Cruz) trong các cuộc bầu cử sơ bộ mà không gọi ông ta là “Ted nói phét.” Continue reading “Dối trá và lãnh đạo”

Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?

301115-discours-cop21

Nguồn: Joseph Nye, “Do we want powerful leaders?”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xu hướng nghiêng về chủ nghĩa chuyên chế lớn hơn dường như đang lan rộng trên toàn thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với nước Nga và dường như rất được lòng dân chúng. Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, chi phối một số lượng ngày càng tăng các ủy ban ra quyết định tối quan trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdorgan, vừa mới thay thủ tướng của ông bằng một người phù hợp hơn nhằm tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại rằng nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông ta có thể trở thành một “Mussolini của nước Mỹ”. Continue reading “Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?”