Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?

s-400

Nguồn: Timothy R. Heath, “How China’s New Russian Air Defense System Could Change Asia“, War on the Rocks, 21/01/2016.

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tên lửa đất đối không (SAM) TRIUMF S-400 của Nga (SA-21 – theo cách gọi của NATO) đã lọt vào tầm ngắm của giới truyền thông vào cuối năm 2015 – thời điểm mà Moscow triển khai hệ thống này sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga gần biên giới Syria vào ngày Lễ Tạ ơn. Động thái này của người Nga buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng các hoạt động không quân của mình và được cho là cũng đã tác động đến các hoạt động không quân của Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực. Điều đó đã minh chứng cho sức mạnh của hệ thống phòng không tối tân này.

Sự việc này đã cho thấy tiềm năng chiến lược của S-400, một tiềm năng mà Trung Quốc – quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu hệ thống này – đang tìm kiếm để tận dụng trong trường hợp khủng hoảng xảy ra trong tương lai. Vào tháng 4 năm 2015, Nga thông báo đã bán 4 đến 6 tiểu đoàn S-400 cho Trung Quốc. Continue reading “Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?”

Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc

4th plenum ccp

Tác giả: Timothy Heath, “Fourth Plenum: Implications for China’s Approach to International Law and Politics“, China Brief, Volume Vol.14, Issue No.22, 20/11/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 bế mạc gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tập trung các nỗ lực nhằm cải cách các thể chế và luật pháp quốc tế bên cạnh thúc đẩy các giá trị, nguyên tắc chính trị và lập luận pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu của Trung Quốc. Những định hướng này cho thấy nỗ lực ở quy mô rộng lớn hơn, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính quyền, nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tại châu Á. Tuy nhiên nó cũng đồng thời mở ra cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực song trùng lợi ích và mở rộng đối thoại trong những vấn đề còn tồn tại nhiều bất đồng. Continue reading “Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc

Chinese soldiers unwrap the national fla

Nguồn: Timothy Heath, “China’s Big Diplomacy Shift”, The Diplomat, 22/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc ra hiệu một bước chuyển về ưu tiên, làm tăng nguy cơ căng thẳng với các nước phát triển.

Việc Trung Quốc quyết định ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng hơn so với Mỹ và các cường quốc khác, được khẳng định trong buổi bế mạc Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung ương, báo trước một sự thay đổi lớn trong ngoại giao nước này. Quyết định này phản ánh nhận định của Bắc Kinh rằng quan hệ với các quốc gia ở châu Á và với các nước mới nổi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi sinh dân tộc – hơn là quan hệ với các quốc gia phát triển. Điều này ám chỉ rằng qua thời gian, Trung Quốc có thể sẽ ngày càng giảm sự kiên nhẫn đối với sự can dự của phương Tây vào các lợi ích của Bắc Kinh, đồng thời trở nên tự tin hơn khi củng cố kiểm soát đối với các lợi ích cốt lõi và nhấn mạnh nhu cầu cải tổ lại trật tự thế giới. Washington có thể phải đẩy mạnh liên kết với các đối tác châu Á để khuyến khích Trung Quốc hành xử tuân theo chứ không phải thách thức những nguyên tắc quy chuẩn của trật tự thế giới. Continue reading “Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc”

Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á

363585_Iran-CICA

Tác giả: Timothy R. Heath | Biên dịch: Anh Thư

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc.

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014). Continue reading “Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á”