Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích. Continue reading “Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga”

14/05/1999: Clinton xin lỗi Trung Quốc vì vụ ném bom đại sứ quán Belgrade

Nguồn: President Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã trực tiếp xin lỗi Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại, về vụ NATO vô tình không kích nhầm đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade sáu ngày trước đó. Clinton hứa sẽ có một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Tổng thống Mỹ gọi vụ ném bom là một sự kiện riêng biệt và bi thảm, đồng thời khẳng định không có sự cố ý, trái ngược với những gì các quan chức Trung Quốc tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu ở Nam Tư. Ba người đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong vụ ném bom đại sứ quán. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi Trung Quốc vì vụ ném bom đại sứ quán Belgrade”

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên

Nguồn: Japan launches its first satellite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, từ Trung tâm Vũ trụ Kagoshima trên bờ biển phía đông của Bán đảo Ohsumi, Ohsumi, vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái đất. Thành tựu này đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc vũ trụ thứ tư trên thế giới, sau Liên Xô năm 1957, Hoa Kỳ năm 1958 và Pháp năm 1965. Continue reading “11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên”

12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm

Nguồn: USS Panay sunk by Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.

Con tàu Mỹ, vốn trung lập trong xung đột Trung – Nhật, đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử. Sau khi Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử. Continue reading “12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm”

14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức

Nguồn: China declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, khi Thế chiến I bước sang năm thứ tư, Trung Quốc đã từ bỏ vị thế trung lập và tuyên chiến với Đức.

Ngay từ khi bắt đầu, phạm vi của Thế chiến I đã không chỉ giới hạn ở châu Âu; ở khu vực Viễn Đông, hai quốc gia đối địch là Nhật Bản và Trung Quốc luôn cố xác định vai trò của họ trong cuộc chiến này. Là một quốc gia tham vọng và là đồng minh của Anh từ năm 1902, Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên chiến với Đức vào ngày 23/08/1914. Sau đó, họ lập tức lên kế hoạch chiếm Thanh Đảo – căn cứ hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – bằng các cuộc tấn công kết hợp bộ binh và hải quân. Continue reading “14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức”

05/07/2003: WHO tuyên bố SARS đã được kiểm soát trên toàn thế giới

Nguồn: World Health Organization declares SARS contained worldwide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng tất cả các trường hợp lây truyền từ người sang người của Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome; viết tắt: SARS) đã chấm dứt. Trong vòng tám tháng trước đó, căn bệnh này đã giết chết khoảng 775 người ở 29 quốc gia, đồng thời phơi bày những rủi ro từ toàn cầu hóa đối với y tế công cộng. Bất chấp thông báo của WHO, một trường hợp nhiễm bệnh mới đã được xác nhận ở Trung Quốc vào tháng 01/2004 và bốn chẩn đoán tiếp theo được đưa ra vào tháng 04.

Các trường hợp mắc SARS đầu tiên – khi đó được cho là viêm phổi – nhiều khả năng đã xuất hiện ở Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 11/2002. Ngày 15/02/2003, Trung Quốc đã báo cáo về 305 trường hợp viêm phổi không điển hình, mà sau đó được phát hiện là SARS. Trung Quốc đã bị chỉ trích, và sau đó cũng xin lỗi, vì đã không cảnh báo cho các cơ quan y tế thế giới về đợt bùng phát ban đầu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn dịch bệnh. Continue reading “05/07/2003: WHO tuyên bố SARS đã được kiểm soát trên toàn thế giới”

21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: Chinese students begin protests at Tiananmen Square, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, sáu ngày sau cái chết của Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khoảng 100.000 sinh viên đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để tưởng nhớ ông và bày tỏ sự bất bình với chính quyền Trung Quốc. Ngày hôm sau, trong buổi lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân dân cạnh Quảng  trường Thiên An Môn, đại diện nhóm sinh viên đã mang theo đơn kiến nghị, quỳ tại bậc thang Đại lễ đường và yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng. Chính phủ Trung Quốc từ chối cuộc gặp này, dẫn đến cuộc bãi khóa của nhiều trường đại học trên khắp đất nước, cùng với đó là lời kêu gọi cải cách dân chủ rộng rãi. Continue reading “21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn”

20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”

Thế giới hôm nay: 18/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đạt được thỏa thuận Brexit mới với EU. Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã gọi thỏa thuận này là “hợp lý và cân bằng”. Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận này vào thứ Bảy, nhưng việc phê chuẩn sẽ khó xảy ra nếu không có sự hỗ trợ của Đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland. Đảng này phản đối thỏa thuận mới, mà nếu có hiệu lực sẽ lập biên giới hải quan trên biển Ireland nhằm tránh một biên giới cứng trên đất liền Ireland.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói ông Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đồng ý ngừng cuộc tấn công ở miền bắc Syria. Sau cuộc họp kéo dài năm giờ với ông Erdogan ở Ankara, ông Pence cho biết lệnh ngừng bắn kéo dài 120 giờ sẽ cho phép các chiến binh người Kurd rời khỏi khu vực. Sau đó, lệnh ngừng bắn sẽ trở thành vĩnh viễn. Đổi lại, Tổng thống Donald Trump sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo lên Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/10/2019”

Thế giới hôm nay: 11/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào khu vực lãnh thổ quản lý bởi lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp liên minh này: “người Kurd đã không giúp chúng tôi trong trận Normandy” trong Thế chiến II, ông nói. Nhưng, như nhiều nhà sử học đã nhanh chóng chỉ ra, đó là bởi vì người Kurd, lúc đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Anh, đang bận rộn hỗ trợ cuộc đổ bộ (của quân Đồng minh) vào Ý, Hy Lạp và Albania do Đức Quốc xã kiểm soát.

Hai cộng sự của luật sư riêng của Donald Trump đã bị bắt và bị buộc tội vi phạm luật về tài trợ cho các chiến dịch tranh cử ở Mỹ. Lev Parnas và Igor Fruman đã giúp Rudy Giuliani ép Ukraine điều tra Joe Biden và đưa tiền của một nhà tài trợ người Nga vào cuộc bầu cử Mỹ, bản cáo trạng cho hay. Họ phải đối mặt với bốn cáo buộc, bao gồm cả âm mưu và khai man trước Ủy ban Bầu cử Liên bang. Đảng Dân chủ dẫn dắt cuộc điều tra luận tội đã gửi giấy triệu tập cho hai người này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2019”

Thế giới hôm nay: 01/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter rằng nghị sĩ đảng Dân chủ Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nên bị bắt vì tội phản quốc. Những lời bình luận của tổng thống xuất hiện vài ngày sau khi ông Schiff đồng ý thỏa thuận với một người tố giác ẩn danh, người có thư tố giác về hành vi của ông Trump khiến đảng Dân chủ bắt đầu thủ tục luận tội, để đưa người này đến điều trần trước Ủy ban của ông Schiff.

Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, Berat Albayrak, chính thức đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng 5% cho kế hoạch năm 2019. Mục tiêu này đã được cha vợ ông, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, công bố vào tháng trước. Động thái này bất chấp các cảnh báo rằng một sự bùng nổ nhờ tín dụng khác có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế; năm ngoái, đồng lira đã mất 30% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2019”

Thế giới hôm nay: 26/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Anh đã họp trở lại, một ngày sau khi Tòa Tối cao tuyên bố việc đình chỉ nghị viện trong 5 tuần của thủ tướng Boris Johnson là trái luật. Trong bầu không khí căng  thẳng, một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã chỉ trích các thẩm phán vì quyết định này và Công Đảng đối lập vì không ủng hộ một cuộc bầu cử ngay lập tức. Các nghị sĩ phe đối lập nổi giận khi phe Bảo thủ từ chối xin lỗi về kế hoạch bất hợp pháp của họ.

Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra cáo buộc tham nhũng liên quan đến Joe Biden, một trong các đối thủ Dân chủ tiềm năng nhất của ông vào năm tới. Cuộc trò chuyện qua điện thoại của ông Trump, nằm trong tài liệu do Nhà Trắng công bố, diễn ra vào tháng 7, sau khi ông Trump đóng băng 400 triệu đô la viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, cho biết cuộc gọi này là đủ để tiến hành việc điều tra luận tội ông Trump mà bà đã khởi động hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/09/2019”

Thế giới hôm nay: 16/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phiến quân Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở thuộc sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi. Các vụ tấn công đã làm gián đoạn hơn một nửa tổng năng lực sản xuất dầu của nước này, tương đương 6% sản lượng toàn cầu. Hai vụ tấn công này sẽ tạo bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ, nước đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công.

Lễ tang cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã diễn ra tại sân vận động thể thao quốc gia Harare. Người tham dự chưa đầy một nửa khán đài; hầu hết người dân Zimbabwe quá bận rộn đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống nên chẳng có thời giờ thương tiếc sự ra đi của ông. Kế hoạch chôn cất ban đầu dự kiến vào Chủ nhật đã bị hoãn lại vì gia đình ông Mugabe muốn lăng của ông phải được xây dựng xong từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2019”

Thế giới hôm nay: 12/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến gặp Toàn quyền nước này để yêu cầu giải tán quốc hội và chính thức bắt đầu chiến dịch tổng tuyển cử cả nước. Ông Trudeau rất được ủng hộ trong những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các cáo buộc can thiệp vào một vụ án hối lộ; Đảng Tự do của ông đang ngang tài ngang sức với đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Một tòa phúc thẩm Scotland tuyên bố việc Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong năm tuần (nhằm hạn chế các nghị sĩ ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông) là bất hợp pháp. Nhưng tòa án đã không yêu cầu Quốc hội triệu tập trở lại. Tòa tối cao sẽ xem xét bản kháng cáo của vụ án này và một vụ kiện song song khác tại các tòa án Anh bắt đầu từ tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2019”

Thế giới hôm nay: 27/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp, Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm nối lại đàm phán thương mại. Hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố tăng thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc và đã tweet rằng ông sẽ “yêu cầu” các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Động thái của ông làm cho thị trường lo lắng. Nhưng vào hôm thứ Hai, ông cho biết các cuộc gọi từ Trung Quốc đã mở lại cánh cửa đàm phán.

Trên bình diện ngoại giao, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết tại cuộc họp báo của hội nghị thượng đỉnh G7 rằng điều kiện cho một cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và Hassan Rouhani, Tổng thống Iran, đã được thiết lập. Ngoại trưởng Iran đã bất ngờ đến tham dự hội nghị. Ông Trump nói rằng có “một cơ hội thực sự tốt”, và ông sẽ gặp ông Rouhani “khi hoàn cảnh phù hợp”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/08/2019”

15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”

18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Nguồn: India joins the nuclear club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân”