Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?

Nguồn: David Hutt, “Laos on a fast track to a China debt trap“, Asia Times, 28/03/2018.

Biên dịch: Anh Thư

Lào là một trong 8 quốc gia trên thế giới bị liệt vào “mối quan ngại đặc biệt” vì khủng hoảng nợ. Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo gần đây của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một cơ quan nghiên cứu về kinh tế có trụ sở ở Washington. Căn nguyên chính của mối quan ngại là các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia nhỏ bé này cho dự án đường sắt tốc độ cao trị giá 6,7 tỷ USD mà Trung Quốc đang muốn biến thành một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Chi phí cho dự án này chiếm 1/4 giá trị GDP hiện nay của Lào. 1/3 trong số đó sẽ do công ty liên doanh Trung-Lào chi trả, trong đó, chính phủ Lào sẽ đóng góp khoảng 30%, tức khoảng 700 triệu USD. Thế nhưng, khoảng 480 triệu USD trong số đó lại là khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Chỉ có khoảng 220 triệu USD còn lại là từ ngân sách Lào. Continue reading “Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

2016: Một năm ‘giông bão’ trên Biển Đông?

scs

Nguồn: Gregory Poling, “A Tumultuous 2016 in the South China Sea“, Cogitasia, 18/02/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Năm 2016 sẽ là một năm căng thẳng gia tăng trong khu vực Biển Đông và là năm thiết lập nền tảng của những chiến dịch đa phương liên tục nhằm ngăn chặn sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc.

Năm 2016 sẽ là một năm nhiều dấu mốc, bước ngoặt đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như các bên có liên quan trong cuộc xung đột ở khu vực này. Các diễn biến đã và đang xảy ra trong vài năm gần đây, đặc biệt là hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại Trường Sa và vụ Manila kiện Bắc Kinh, sẽ có kết quả cụ thể. Sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng quân sự Trung Quốc trong khu vực sẽ dẫn đến đụng độ thường xuyên hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Điều này cùng với những diễn biến khác trong khu vực sẽ thu hút sự chú ý và tham gia nhiều hơn của các quốc gia bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Những nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến diễn biến tình hình Biển Đông trong một số khía cạnh sau: Continue reading “2016: Một năm ‘giông bão’ trên Biển Đông?”

Lào: Thay đổi lãnh đạo và tương lai quan hệ với Mỹ

24596021805_bf91682203_c

Nguồn: Murray Hiebert, “Leadership Changes & Upcoming Obama Visit Give U.S. New Opportunities in Laos“, Cogitasia, 05/02/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Những thay đổi trong ban lãnh đạo đã được công bố tại một đại hội mới kết thúc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền và chuyến thăm đã được lên kế hoạch của Tổng thống Barack Obama đến Viêng Chăn vào tháng 9, chuyến thăm Lào đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm mang lại cho Washington một cơ hội quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ với quốc gia nằm sâu trong đất liền chưa đến 7 triệu dân bên sườn phía Nam Trung Quốc này.

Sự can dự cấp cao đầu tiên của Mỹ với Lào trong năm 2016 đã diễn ra ở Rancho Mirage, California vào ngày 15-16/2, khi ông Obama và Thủ tướng Thongsing Thammavong đồng chủ trì một hội nghị cấp cao đặc biệt giữa những người đứng đầu nhà nước ở khu vực Đông Nam Á và Mỹ. Lào là chủ tịch ASEAN trong năm 2016. Continue reading “Lào: Thay đổi lãnh đạo và tương lai quan hệ với Mỹ”

Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á

363585_Iran-CICA

Tác giả: Timothy R. Heath | Biên dịch: Anh Thư

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc.

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014). Continue reading “Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á”