Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

Một vài suy ngẫm về hình tượng cây tre trong bản sắc ngoại giao Việt Nam

Tác giả: Trần Chí Trung (Học viện Ngoại giao)

Cây tre có ở nhiều nơi trên thế giới. Hình tượng cây tre cũng xuất hiện trong văn hóa của nhiều quốc gia khác. Có điều, mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc riêng và bản chất gắn bó riêng với cây tre. Cây tre được trồng ở Việt Nam, ăn nắng, uống sương của đất trời Việt Nam, nên mang trong mình cốt cách riêng của người Việt Nam.

Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, hoa sen và cây tre là hai hình tượng đặc trưng. Nếu như hoa sen là sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc, thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Từ thuở hồng hoang, những ý niệm về quốc gia – dân tộc của Việt Nam được hình thành từ sự cố kết cộng đồng trải qua hàng nghìn năm trường kỳ phòng, chống thiên tai và địch họa. Cây tre tạo nên những lũy, thành, giúp cha ông ta bảo vệ làng quê trước thử thách của thiên nhiên và bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Continue reading “Một vài suy ngẫm về hình tượng cây tre trong bản sắc ngoại giao Việt Nam”

Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc trong bối cảnh quốc tế hiện nay

Tác giả: Trần Chí Trung (Học viện Ngoại giao)

Trong quá trình hình thành và phát triển, mọi quốc gia đều cần đến những nội lực điều hướng. Một trong những nội lực điều hướng mang tính phổ quát nhất và đóng vai trò quyết định nhất là lợi ích quốc gia – dân tộc. Trên cơ sở bản chất nhà nước và lực lượng nắm giữ quyền lực nhà nước, phù hợp với sự thay đổi thế và lực của quốc gia và thế giới bên ngoài, vấn đề luôn đặt ra cho mọi quốc gia là phải luôn có cách tiếp cận biện chứng và chiến lược trong việc xác định, thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc ấy.

Bài viết nhằm phân tích: (1) Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa quốc gia, dân tộc và quốc tế; (2) Bàn về lợi ích trong bối cảnh quốc tế hiện nay; (3) Một số suy nghĩ về nội hàm lợi ích quốc gia – dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh mới. Continue reading “Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc trong bối cảnh quốc tế hiện nay”

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Nhìn lại lịch sử nghìn năm của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dựng nước và giữ nước, thường xuyên chống thiên tai và phòng địch họa mà xây dựng nền văn hiến dài lâu. Bản sắc của dân tộc Việt Nam là bản lĩnh được tôi rèn qua trường kỳ vất vả và gian lao. Bản sắc đó đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thời khắc cam go nhất, để rồi “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng mờ mà lại trong” – như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo.

Một dân tộc muốn trường tồn, phát triển và khẳng định vị thế của mình cần phải có bản sắc. Bản sắc ấy được kết tụ qua hàng nghìn năm kế thừa và phát triển, được kiểm định bởi những thử thách khắc nghiệt của thực tiễn mà thành. Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam, hình thành theo lịch sử phát triển của triết lý và thuyền thống ngoại giao Việt Nam. Đó là những nhận thức, tư tưởng, tri thức được đúc kết, kế thừa, bổ sung và không ngừng hoàn thiện thông qua hoạt động ngoại giao của các thế hệ cha ông, với đỉnh cao là ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Continue reading “Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc”