Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?

Ushape

Nguồn: Masahiro Miyoshi (2012). “China’s “U-Shaped Line” Claim in the South China Sea: Any Validity Under International Law?”, Ocean Development & International Law, Vol. 43, No. 1, pp. 1-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thùy Anh, Phan Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Võ Ngọc Diệp

Bài liên quan: Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

Yêu sách gần đây của Trung Quốc về khu vực“đường chữ U” rộng lớn trên biển Đông, liên quan đến các quần đảo đang tranh chấp là Trường Sa và Hoàng Sa, đã làm dấy lên những chỉ trích nghiêm trọng không chỉ từ các quốc gia láng giềng, mà còn từ một số quốc gia ngoài khu vực. Yêu sách này cũng đã đưa đến hàng loạt các câu hỏi mang tính lý thuyết, bao gồm liệu các yêu sách danh nghĩa lịch sử (historic title claims) mà không có bằng chứng cụ thể có giá trị theo luật quốc tế hay không. Bài viết đi sâu nghiên cứu vấn đề này và các vấn đề khác xoay quanh tuyên bố “đường chữ U” của Trung Quốc. Continue reading “#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?”