Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Nguyễn Việt Vân Anh
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112), 2014, trang 5-16.
Tóm tắt: Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community), giả định rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Cách tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật mà cả chính trị với lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Dựa trên cách tiếp cận này, bài viết đề xuất phuong pháp tìm hiểu cộng đồng học giả xuyên quốc gia như một hướng nghiên cứu trong việc hợp tác và giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Đông. Thông qua sự hình thành và lan tỏa kiến thức của cộng đồng học giả, những giải pháp thực dụng ngắn hạn kém thành công tại Biển Đông như hiện nay có thể biến đổi thành các cam kết mang tính thể chế hóa cao trong dài hạn. Đặc biệt hơn khi luồng nghiên cứu về an ninh quốc tế chủ yếu xoay quanh các phương pháp tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm, phương pháp tiếp cận cộng đồng học giả cung cấp một lăng kính mới để tìm hiểu về quá trình hoạch định chính sách.
Download: >>PDF