Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

1400-Year-History-of-Hate

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War with Radical Islam,” Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Nguyễn Việt Vân Anh & Lê Hồng Hiệp

Không phải là ẩn dụ khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng đất nước của ông đang ở trong một cuộc chiến với Hồi giáo cực đoan. Một cuộc chiến thực sự đã chính thức nổ ra, và các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo ở Paris là một phần của nó. Nhưng cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, nó không chỉ là về tôn giáo, cuồng tín, và ý thức hệ, mà còn liên quan đến địa chính trị, và giải pháp cuối cùng của nó cũng nằm trong địa chính trị.

Những tội ác ở Paris, New York, London, và Madrid – các cuộc tấn công vào vô số quán cà phê, trung tâm thương mại, xe buýt, xe lửa, và hộp đêm – đã đánh vào những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loài người, bởi chúng cố ý sát hại người vô tội  và tìm cách lan truyền nỗi sợ hãi trong xã hội. Chúng ta đã quen coi tội ác là sản phẩm của những kẻ điên rồ và chống đối xã hội, và chúng ta khó chấp nhận một lời giải thích nào khác ngoài sự điên rồ của những tên tội phạm như vậy. Continue reading “Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”

Gục ngã vì tài chính

140320140740-large

Nguồn: Dani Rodrik, “Death by Finance”, Project Syndicate, 10/2/2014.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các thị trường mới nổi đổi vận mới nhanh làm sao. Cách đây không lâu, chúng còn được ca tụng như những cứu tinh của nền kinh tế thế giới, là những đầu tàu kinh tế có thể thế chỗ các nền kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu trong khi những nền kinh tế này tỏ ra ì ạch. Các nhà kinh tế tại Citigroup, McKinsey, PricewaterhouseCoopers và nhiều nơi khác đều đưa ra dự đoán về một kỷ nguyên tăng trưởng toàn diện và ổn định ở cả châu Á và châu Phi.

Nhưng hiện tại thì hình ảnh ảm đạm từ các nền kinh tế mới nổi đã quay trở lại. Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu thắt chặt chính sách tài khóa, đồng tiền của các nước này đã phải hứng chịu một cú đòn đau. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Dường như nhìn vào bất kì đâu ta cũng có thể nhận ra những vấn đề cố hữu. Continue reading “Gục ngã vì tài chính”

Cộng đồng học giả và vai trò trong việc nghiên cứu Biển Đông

t1larg.marine.research.usf

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Nguyễn Việt Vân Anh

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,  số 5 (112), 2014, trang 5-16.

Tóm tắt: Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community), giả định rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Cách tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật mà cả chính trị với lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Dựa trên cách tiếp cận này, bài viết đề xuất phuong pháp tìm hiểu cộng đồng học giả xuyên quốc gia như một hướng nghiên cứu trong việc hợp tác và giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Đông. Continue reading “Cộng đồng học giả và vai trò trong việc nghiên cứu Biển Đông”

Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã hết thời

20111022_BKP001_0

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Trung Quốc vừa mới tổ chức một chuỗi sự kiện quan trọng mà bên ngoài ít biết đến để kỉ niệm 110 năm ngày sinh của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Nhưng cũng như nhiều buổi lễ chính trị khác tại Trung Quốc, chẳng mấy người thèm suy nghĩ về những gì đang được ca ngợi cũng như ý nghĩa sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Sự thật là, mặc dù Đặng Tiểu Bình đáng được ca ngợi vì đã giải thoát Trung Quốc khỏi vực sâu của chủ nghĩa Mao, “tư tưởng Đặng Tiểu Bình” – hay chủ nghĩa độc tài kiến tạo phát triển – đang chắn bước tương lai của Trung Quốc. Continue reading “Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã hết thời”

Vẫn chưa phải là sự cáo chung của lịch sử

lead

Tác giả: Timothy Stanley & Alexander Lee | Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Bài liên quan: Sự cáo chung của lịch sử?

Dù chúng ta có công nhận hay không thì đa số người phương Tây đều tin vào chủ nghĩa tự do. Chúng ta muốn đạt được quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, xóa bỏ ranh giới chủng tộc, vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng vừa bảo vệ quyền được phản đối. Đồng thời, chúng ta theo đuổi một hệ thống kinh tế có lợi cho tham vọng của cá nhân. Nhưng càng ngày người ta càng cảm thấy rằng chủ nghĩa tự do dường như không đạt được những gì mà nó đã hứa hẹn ngay chính tại phương Tây và cũng không được ưa chuộng như chúng ta mong muốn tại các quốc gia đang phát triển. Vấn đề ở đây chính là sự tự đại đã làm mờ mắt những người ủng hộ thuyết tự do, làm cho họ không trông thấy những vấn đề trong cuộc khủng hoảng đang làm mai một bản sắc của lí thuyết này. Điều này làm cho chủ nghĩa tự do không thể thích nghi được với những thách thức trong thế giới hiện nay. Continue reading “Vẫn chưa phải là sự cáo chung của lịch sử”

#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#134 – Cách tiếp cận hệ thống và các lý thuyết

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Systemic Approaches and Theories” (Chapter 3) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 38-59.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics 

Những nghi ngờ về các lí thuyết giản lược không cho chúng ta biết kiểu lí thuyết hệ thống nào sẽ tốt hơn. Giải thích chính trị quốc tế bằng các thuật ngữ phi chính trị không yêu cầu phải giản lược chính trị quốc tế xuống tầm chính trị quốc gia. Chúng ta phải phân biệt một cách kĩ lưỡng việc giản lược từ cấp độ hệ thống xuống cấp độ đơn vị với việc giải thích các sự kiện chính trị, dù ở tầm quốc gia hay quốc tế, bằng cách đối chiếu với một hệ thống khác. Karl Marx đã cố giải thích Continue reading “#134 – Cách tiếp cận hệ thống và các lý thuyết”

#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế

chinaunrest

Nguồn: Nathan, Andrew J. (2003). “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy 14 (1), pp. 6-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công. Continue reading “#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế”