Mao Trạch Đông ngàn năm công tội

e13-859

Tác giả: Tân Tử Lăng | Biên dịch: TTXVN

Cùng bạn đọc

Cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.

Tác gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá.

Đầu năm 2008, khi đề cập đến bối cảnh ra đời cuốn sách trên, Tân Tử Lăng nêu rõ: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đáng chú ý là việc không thể ngăn cản có hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công bằng dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều người thậm chí công khai tỏ ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực cực tả ở Trung Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn này để phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai”, gây cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện hành. Nhân ngày giỗ Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân… với mục đích phê phân ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội chuyên chính vô sản, phục hồi chủ nghĩa tư bản. Những người tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô các khẩu hiệu thời Đại cách mạng văn hoá, kêu gợi dấy lên bão táp cách mạng.

Tình hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người thấy rõ thực trạng đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc dưới thời Mao, để từ đó có thể đánh giá một cách công bằng những công lao cũng như sai lầm của Mao đối với đất nước Trung Hoa, nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với tiến trình cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố gắng làm điều đó, tác giả lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của Trung Quốc về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” thực chất là gì? Và đâu là lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?

Nhiều trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như đánh giá về công lao và sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa trên bạo lực của Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay việc chuyển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ… hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.

Đây là cuốn sách có tính chất tham khảo về nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử và vấn đề lý luận của nước Trung Hoa đương đại, nhằm giúp bạn đọc có được những cái nhìn nhiều chiều về những vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

————

Mục lục

  • Lời nói đầu (trang 4)
  • Chương 1. Muốn trở thành lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế (trang 14)
  • Chương 2. Sai lầm của Mao Trạch Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội (trang 18)
  • Chương 3. Giang Thanh bước đầu tỏ ra lợi hại (trang 19)
  • Chương 4. Vận dụng thuật cầm quyền của vua chúa (trang 19)
  • Chương 5. Thiết lập thể chế chính trị chuyên chế một đảng (trang 20)
  • Chương 6. Ba cuộc họp, một cuốn sách làm bùng lên cao trào hợp tác hoá nông nghiệp (trang 22)
  • Chương 7. Các nhà tư bản gióng trống, khua chiêng đi lên chù nghĩa cộng sản (trang 23)
  • Chương 8. Đường lối Đại hội 8 sát thực tế (trang 25)
  • Chương 9. Địa ngục văn chương lớn nhất trong lịch sử loài người (trang 26)
  • Chương 10. Hai đảng lớn Trung-Xô từ bạn thành thù (trang 27)
  • Chương 11. Chu Ân Lai bị tước quyền lãnh đạo kinh tế (trang 30)
  • Chương 12. Mao nói: Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng (trang 32)
  • Chương 13. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng (trang 34)
  • Chương 14. Đủ hiểu biết để cự tuyệt nhưng lời khuyên răn, đủ lời lẽ để tô vẽ cho những sai lầm (trang 37)
  • Chương 15. Ở chốn vô thanh nghe sấm động (trang 39)
  • Chương 16. Bành Đức Hoài vì dân lên tiếng (trang 40)
  • Chương 17. Lâm Bưu giúp Mao lộng hành (trang 43)
  • Chương 18. Địa ngục trần gian (trang 49)
  • Chương 19. Con gái ba đời bần nông giương biểu ngữ ―Đả đảo Mao Trạch Đông‖ tại Trung Nam Hải (trang 52)
  • Chương 20. Cuộc đọ sức tại đại hội 7000 người (trang 56)
  • Chương 21. Mao Trạch Đông – Lưu Thiếu Kỳ đoạn tuyệt (trang 59)
  • Chương 22. Bộ tư lệnh thứ hai trong Đảng (trang 62)
  • Chương 23. La Thụy Khanh chơi với hổ, bị hổ vồ (trang 67)
  • Chương 24. Giương ngọn cờ chống đảo chính để làm đảo chính (trang 69)
  • Chương 25. Lợi dụng học sinh lật đổ Chủ tịch nước (trang 73)
  • Chương 26. Nhân dân run rẩy trong cuộc khủng bố đỏ (trang 77)
  • Chương 27. Mao Trạch Đông chơi trò chính trị lưu manh (trang 80)
  • Chương 28. Nhân vật số 4 đại bại dưới chân Giang Thanh (trang 80)
  • Chương 29. ―Tổ cách mạng văn hoá‖ thay thế Bộ chính trị, :Tổ làm việc Quân ủy‖ thay thế Quân ủy trung ương (trang 83)
  • Chương 30. Kết cục bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ (trang 86)
  • Chương 31. Lâm Bưu đắc ý, lăm le kế tục (trang 87)
  • Chương 32. Mao – Lâm quyết đấu ở Lư Sơn (trang 92)
  • Chương 33. Tướng quân bách chiến thân danh liệt (trang 100)
  • Chương 34. Nixon mang đến cho Mao chiếc ô bảo hộ hạt nhân (trang 108)
  • Chương 35. Mời Đặng Tiểu Bình làm quân sư (trang 112)
  • Chương 36.ChuÂn Lai – trở ngại mà Giang Thanh không thể vượt qua (trang 118)
  • Chương 37. Chu Ân Lai mà Người căm ghét, hãm hại: Mãi mãi sống trong lòng trăm họ!Lũ bốn tên mà Người tin cậy, bảo vệ: Nhân dân rủa bay chết sớm đi ! (trang 120)
  • Chương 38. Mao để Giang Thanh cầm ―cờ lớn‖ (trang 123)
  • Chương 39. Mao chết, Giang tù (trang 129)
  • Lời kết (trang 134)

Download toàn văn: Mao Trạch Đông ngàn năm công tội.pdf