#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình.

Việc Nga sử dụng và đe dọa sử dụng lực lượng quân sự tại Ukraine chỉ là một phần trong giai đoạn mở đầu của một cuộc chơi sẽ kéo dài hơn rất nhiều; ở trong cuộc chơi đó, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ đóng vai trò quyết định. Những giả định của phương Tây trong việc đối xử với nước Nga và cả sự tin chắc của họ về lập trường của Đức trong thách thức lớn đối với trật tự châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh này đều đã được chứng minh là sai. Berlin đã và đang là một chủ thể rất quan trọng trong việc định hình chính sách của châu Âu đối với Nga, thậm chí một số nhà nghiên cứu đã từng nhắc đến một Châu Âu của Nga-Đức (Russo- German Europe).Washington và các nước châu Âu ngày càng phụ thuộc vào Thủ tướng Đức Angela Merkel để thúc đẩy các nỗ lực hòa giải với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sự kiện máy bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ trên không phận Ukraine mà nhiều người quy trách nhiệm cho lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo châu Âu phải có lập trường cứng rắn hơn với Nga. Chính sách cấm vận của châu Âu đối với Nga cũng được định hình với vai trò chi phối của bà Merkel và chúng cũng sẽ chỉ được mở rộng tới một chừng mực mà Đức cho phép.

Quan hệ của Đức với Nga là một tình huống nghiên cứu của chủ nghĩa hiện thực thương mại và có nhiều tác động đến vai trò trong tương lai của nước này ở châu Âu và ở phạm vi lớn hơn, cũng như đến sự phát triển của nền chính trị thế giới. Nếu không phải “tất cả là về kinh tế, đồ ngốc ạ” (It’s economy, Dummkopf) thì mối quan hệ này cũng gần như vậy. Mối quan hệ Đức- Nga có tới 90% là về lĩnh vực kinh tế bởi dù Đức là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng để vận hành nền kinh tế dựa trên công nghiệp, nước này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các tài nguyên thiên nhiên nhập khẩu đặc biệt là năng lượng. Những diễn biến ở Ukraine có thể làm con số này thay đổi đôi chút nhưng khó có thể dẫn đến những biến đổi cơ bản trong tính chất dài hạn của mối quan hệ này. Ngay cả khi quan hệ Nga- Đức rạn nứt, Berlin sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách địa kinh tế với Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác, thứ có thể có ý nghĩa quan trọng hơn đối với trật tự thế giới trong tương lai.

Đức đã trở thành một cường quốc kinh tế sau khi Tây Đức hồi sinh từ đống tro tàn của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Trong bối cảnh sự ác cảm với quân sự lan rộng trong nước và các đồng minh phương Tây cũng không muốn nước này đóng vai trò lớn về quân sự, ảnh hưởng của Bonn đã được thực thi thông qua đồng Mark Đức (Deutschmark). Đây là một khác biệt rõ ràng với Anh và Pháp vì hai nước này vẫn tiếp tục nhấn mạnh sức mạnh quân sự và gắn chặt điều đó với lực lượng hạt nhân độc lập của họ. Chính sách ngoại giao kinh tế của Tây Đức đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc thống nhất nước Đức và trong sự nghiệp phát triển nước này trở thành cường quốc nòng cốt của châu Âu.

Tuy nhiên, sự vươn lên của Đức thành một cường quốc địa kinh tế đã trở nên thuận lợi hơn nhờ sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Lúc này, nước Đức thống nhất không còn bị bó buộc bởi sự phụ thuộc an ninh vào Mỹ và thị trường Đông Âu cũng không còn nằm ngoài khả năng tiếp cận của các công ty Đức nữa. Những phương diện chiến lược rộng hơn từng hạn chế khía cạnh kinh tế trong chính sách của Đức đã suy yếu đi. Sau khi quân lính Nga rút khỏi lãnh thổ Đức, ngân sách quốc phòng của Berlin được cắt giảm liên tục và khu vực kinh tế tư nhân Đức được cho phép mở rộng thị trường ở Nga và Trung Quốc. Toàn cầu hóa đã đẩy nhanh những xu hướng đó. Đồng thời, nước Nga cũng thay đổi, phát triển một biến thể của kinh tế thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty Đức. Hàng trăm ngàn người Nga đã di cư sang Đức và các công ty năng lượng Nga đã trở nên đan cài chặt chẽ với guồng máy công nghiệp Đức.

Chủ nghĩa hiện thực thương mại là gì?

Mô hình hiện thực thương mại hay còn gọi là mô hình địa kinh tế của chính sách đối ngoại sở hữu các đặc điểm tiêu biểu sau.2 Các cường quốc địa kinh tế định nghĩa lợi ích quốc gia chủ yếu trên phương diện kinh tế. Điều này dẫn đến sự xa rời chủ nghĩa đa phương đúng nghĩa và tiến gần lại một hình thái của chủ nghĩa đa phương mang tính chọn lọc, bao gồm các cách tiếp cận song phương hướng tới các đối tác kinh tế chủ chốt. Kinh doanh và tài chính, đặc biệt là thương mại theo định hướng xuất khẩu đóng vai trò áp đảo trong định hình chính sách đối ngoại. Lợi ích kinh tế được ưu tiên hơn những lợi ích khác như thúc đẩy quyền con người hay giá trị dân chủ. Cuối cùng, các cường quốc địa kinh tế sử dụng ảnh hưởng kinh tế như một công cụ chính yếu để áp đặt ý muốn của mình lên các quốc gia khác.3

Loại quyền lực này đã tạo nên một sự chuyển đổi lớn trong chính sách đối ngoại Đức và có những tác động quan trọng. Đầu tiên, đại chiến lược mang tính tổng thể phải nhường chỗ cho các lợi ích kinh tế, đặc biệt là những lợi ích gắn với thị trường xuất khẩu và tài nguyên thiên nhiên, do đó làm giảm vai trò của các nhà lãnh đạo chính trị và quản lý hành chính trong chính phủ. Mô hình này làm giảm bớt ảnh hưởng của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đồng thời lại tăng cường sức mạnh của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Tài chính và Bộ các vấn đề Kinh tế và Năng lượng. Tính cộng sinh giữa thương mại và chính trị càng trở nên sâu sắc, ở đó giới kinh doanh Đức phải hợp tác với các nền kinh tế do nhà nước chi phối, tiêu biểu như Trung Quốc, Nga và các nước vùng Vịnh – ở tất cả các nước này, quan hệ thương mại tự do buộc phải có nền tảng là quan hệ chính trị. Ví dụ như, dù thương mại của Đức với Ba Lan lớn hơn với Nga thì quan hệ kinh tế với Nga có một bản chất chính trị khác biệt so với mối quan hệ với các thị trường mở cửa.

Thứ hai, cách tiếp cận địa kinh tế rõ ràng đã đánh giá thấp Moralpolitik (Chính trị đạo đức- ND), khái niệm coi Đức như một cường quốc quy chuẩn (normative power).4 Uy tín của Berlin như một đối tác kinh tế ổn định và đáng tin cậy là điều quan trọng hàng đầu. Theo cách tư duy này, sự lo ngại về rủi ro vốn đã là một đặc điểm cố hữu của văn hóa chính trị Đức càng được củng cố, từ đó tạo nên một “quốc gia nói không” – một nước Đức nói Không nhiều hơn- với Mỹ trong chiến tranh Iraq và với các đối tác châu Âu trong vấn đề Lybia và Syria.5

Sự phụ thuộc an ninh của Đức vào Mỹ đã giảm đi và bản chất của an ninh cứng (hard security) và việc sử dụng sức mạnh quân sự như một công cụ để gây ảnh hưởng cũng đã thay đổi. Bất chấp những hành động của Nga tại Ukraine bao gồm cả việc sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga, chính sách an ninh của Đức cũng sẽ không có những thay đổi đáng kể. Chi tiêu quốc phòng sẽ không được tăng lên. Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen từng đề xuất rằng NATO cần phải hỗ trợ nhiều hơn cho những nước thành viên có khả năng phải đối mặt với sự xâm lược quân sự của Nga. Ngay lập tức, bà đã bị nhấn chìm trong sự phản đối mạnh mẽ từ công luận Đức, các nghị sĩ và Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, người chỉ trích rằng bà đã góp phần khiến cho căng thẳng leo thang (mặc dù sau đó, Gabriel đã cho thấy một lập trường cứng rắn hơn với Nga sau khi máy bay MH17 bị bắn hạ).

Trong khi hình ảnh của Moscow đi xuống một cách trầm trọng thì cả công luận và giới hoạch định chính sách Đức cũng không coi nước Nga là một mối đe dọa quân sự. Vai trò của NATO trong việc bảo vệ lãnh thổ Đức khỏi sự xâm lược hay triển khai lực lượng quân sự để thực hiện các nhiệm vụ của khối này nay rõ ràng đã bị Berlin xem nhẹ. Với lợi ích kinh tế, đặc biệt là thương mại là trọng tâm, vai trò cơ bản của quân đội Đức là bảo vệ sự tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô, đảm bảo những tuyến đường giao thông trên biển và các con đường giao thương quan trọng khác. Trong công thức của Edward Luttwak, “phương thức thương mại đang thay thế phương thức quân sự”.6 Trong khi người Đức tiếp tục nghĩ rằng họ chống quân phiệt, thậm chí theo chủ nghĩa hòa bình, và là ngoại lệ khi phản đối việc Mỹ, Pháp, Anh sử dụng vũ lực quân sự thì nền công nghiệp quốc phòng của nước này vẫn đang gặt hái những lợi nhuận khổng lồ từ lượng vũ khí xuất khẩu đứng thứ ba trên thế giới.7 Đây cũng là một sự thay đổi so với chính sách của Tây Đức hạn chế xuất khẩu vũ khí tới những khu vực xung đột, đặc biệt là Trung Đông.8

Toàn cầu hóa, với tất cả các tác động rộng rãi của nó, đã củng cố các xu hướng này. Đức đã bắt đầu bị kéo ra khỏi châu Âu kể từ khi thị trường mở rộng ra châu Á cũng như các nơi khác và khi Liên minh Châu Âu còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Vào năm 2010, khu vực đồng euro bao gồm cả Đức chủ yếu chỉ xuất khẩu sang các nước trong khối. Đến năm 2013, 60% khối lượng xuất khẩu đó, bao gồm cả 2/3 khối lượng xuất khẩu của Đức, đã được chuyển ra khỏi khu vực đồng tiền chung.Mạng lưới thương mại đang thay thế các liên minh nhà nước trong “thế giới kẻ thắng – người thua” (Zero- Sum word) hiện nay. Trong thế giới này, cuộc cạnh tranh giành thị trường, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên đang tăng tốc và các nền kinh tế mới nổi có sức ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng tới chính sách đối ngoại của Đức.10

Trường hợp của Nga

Ý nghĩa bên ngoài trường hợp của Nga

Căng thẳng Đức – Mỹ xung quanh vấn đề Nga

Chú thích

Download phần còn lại của văn bản tại ĐÂY.