Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?

trump-soft-power

Nguồn: Shashi Tharoor, “The End of US Soft Power?” Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chắc chắn, một nạn nhân lớn của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là quyền lực mềm của Mỹ trên toàn thế giới. Đây là một diễn biến khó – thậm chí có lẽ không thể – đảo ngược, đặc biệt là đối với Trump.

Thông thường, quyền lực chính trị toàn cầu của các nước được đánh giá bằng sức mạnh quân sự: nước nào có quân đội lớn nhất thì có quyền lực lớn nhất. Nhưng logic này không luôn đúng trong thực tế. Mỹ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam; Liên Xô thì bị đánh bại ở Afghanistan. Trong những năm đầu ở Iraq, Mỹ đã nhận ra sự thông thái trong câu nói của Talleyrand (thủ tướng đầu tiên của Pháp dưới triều vua Louis XVIII) rằng một điều mà ta không thể làm với lưỡi lê là ngồi lên nó. Continue reading “Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?”

Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump

trump-china

Nguồn: Minghao Zhao, “Which Way for US-China Relations Under Trump?”, Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng gây sốc của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả những nguyên tắc chắc chắn vốn định hình nền chính trị Mỹ và cả cách thế giới nghĩ về nước Mỹ. Trump giờ phải đối mặt với bản chất thực sự của công việc quản lý các mối quan hệ đối ngoại của Washington, và có thể nói không mối quan hệ nào quan trọng với thế giới hơn quan hệ Mỹ – Trung. Nhưng đây cũng là mối quan hệ bị đặt nhiếu hoài nghi nhiều nhất nếu xét theo phương hướng chiến dịch tranh cử của Trump. Continue reading “Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump”

Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot

505464449OH030_CAMBODIANS_A

Nguồn: Charles Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, Phnompenh Post, 29/5/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ.

“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot”

Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan

140523152934-thai-coup-1-horizontal-gallery

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s Stunted Transition“, Project Syndicate, 21/05/2015.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Tròn một năm sau cuộc đảo chính quân sự lần thứ 12 trong vòng 83 năm Thái Lan theo chính thể quân chủ lập hiến, trong khi phiên tòa gây tranh cãi về tội lơ là trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang diễn ra, tương lai của đất nước này đang đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Trong những tháng tới, tồn tại song song với tình trạng yên tĩnh do quân đội áp đặt sẽ là nỗi lo lắng đang gia tăng trên khắp đất nước về điều gì sẽ xảy ra sau khi thời kỳ trị vì kéo dài gần 7 thập niên của Quốc vương Bhumibol Adulyadej chấm dứt. Liệu sự thỏa hiệp và dàn xếp giữa các bên – điều rất hiếm xảy ra trong những năm gần đây – có cho phép Thái Lan định hình lại trật tự  chính trị đầy tranh cãi, hiện được tạo dựng trên nền tảng là chế độ quân chủ tập trung và với sự lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa, nhằm phản ánh rõ nét hơn các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên bầu cử? Continue reading “Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan”

#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình. Continue reading “#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga”

#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

article498.w_l

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro lại khởi đầu ở Hy Lạp – nước đã không thể kiểm soát chi tiêu công trong suốt giai đoạn bùng nổ tăng trưởng trước năm 2010 – trong khi Đức lại có khả năng giữ cho ngân sách nằm trong khuôn khổ? Những nghiên cứu so sánh kĩ lưỡng về những động lực của quá trình xây dựng nhà nước (state- buiding) và hiện đại hóa khu vực công cho thấy rằng trong khi một số nước phát triển (được định nghĩa là các nước có thu nhập bình quân đầu người vượt một ngưỡng tiêu chuẩn) đã có thể bước vào thế khỉ 21 với một chính phủ khá hiệu quả và trong sạch, các quốc gia khác lại bị hủy hoại bởi chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), tham nhũng, vận hành kém, và mức độ tin tưởng vào chính phủ nói riêng và toàn xã hội nói chung rất thấp. Giải thích được sự khác biệt này có thể sẽ đem lại một số nhìn nhận thấu đáo về những chiến lược mà các nước đang phát triển hiện nay có thể dùng để đối phó với các vấn đề tham nhũng và chủ nghĩa bảo trợ. Continue reading “#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”

Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ

20101016_ldp001

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Return of Currency Wars”, Project Syndicate, Dec 1, 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quyết định gia tăng phạm vi nới lỏng định lượng của Ngân hàng Quốc gia Nhật Bản (Bank of  Japan- BOJ) gần đây là dấu hiệu cho thấy một vòng chiến tranh tiền tệ khác có lẽ đã sắp sửa bắt đầu. Nỗ lực làm yếu đồng yên của BOJ là một cách tiếp cận lợi mình hại người, gây ra nhiều phản ứng chính sách khắp châu Á và trên thế giới.

Lo sẽ mất đi sức cạnh tranh tương đối so với Nhật, ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đang nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, hoặc sẽ sớm tiếp tục nới lỏng thêm. Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy và một vài nước khác có khả năng sẽ chấp nhận nới lỏng định lượng hoặc sử dụng các chính sách không chính thống khác để ngăn đồng tiền của họ khỏi tăng giá. Continue reading “Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ”

Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc

nushi20120624201220983

Nguồn: Richard Bernstein, “Thailand: Beautiful and Bitterly Divided”, The New York Review of Books, November 20, 2014 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Hồ Kinh Luân | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Bài liên quan: Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

Từ lâu Thái Lan đã mang hình ảnh một đất nước ôn hòa, ổn định, đó cũng là lý do chính khiến nước này luôn được xem như niềm hy vọng lớn cho tương lai ở khu vực Đông Nam Á, ít nhất là đối với người Mỹ. Đất nước Thái Lan tương đối thịnh vượng, phát triển không nhanh như nước láng giềng Trung Quốc nhưng ở tốc độ ấn tượng lên đến 7% một năm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu về xuất khẩu ổ cứng máy tính. Vấn đề bạo loạn của phiến quân Hồi giáo ở miền Nam cũng chỉ chủ yếu giới hạn ở một phần nhỏ của đất nước. Thái Lan phần lớn đồng nhất về mặt sắc tộc với Phật tử chiếm đa số và được cai trị bởi một vị Quốc vương được kính trọng, tại vị đã một thời gian rất dài. Continue reading “Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc”

Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?

_78151348_0066c8ca-8e78-4903-adb8-6a5a0bfd1e28

Tác giả: Tim Summers | Biên dịch: Phạm Thị Thoa

Thế giới đang dõi theo các sự kiện nổ ra ở Hong Kong trong những tuần gần đây sau khi hàng vạn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường và chiếm cứ các địa điểm then chốt giữa lòng trung tâm tài chính này. Trong khi mục tiêu của những người biểu tình đã nhận được sự ủng hộ từ quốc tế, các chính phủ nước ngoài vẫn đang cân nhắc xem họ nên tuyên bố gì về những sự kiện này.

Đó là điều nên làm, bởi lẽ Hong Kong là một thành phố có tầm quan trọng toàn cầu, nơi mà những biến động về chính trị  không chỉ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới hay những lợi ích thương mại ở châu Á mà còn hơn thế nữa. Continue reading “Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?”