Bốn nguyên tắc củamột nhà nước hiệu quả

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4578
      TQNam
      Moderator

      Bốn nguyên tắc củamột nhà nước hiệu quả

      Jean Tirole 13 Tháng 10 2014

      Mục nầy nguyên được Jean Tirole, ngườivừa đọat giải Nobel kinh tế năm 2014, đăng ngày 16 Tháng 7 năm 2007. Quabài viếtnầy ông nêu lên quan điểm của mình rằng cải cách là nhu cầu của ngày hôm nay như từng cần hồi năm 2007. Sự hội ngộ của các kỳ vọng của công dân nước mình yêu cầu nhà nước Pháp phải hiệu quả hơn. Một bộ bốn hướng tiếp cận cần có là: tái cấu trúc, tính cạnh tranh, sự lượng định và trách nhiệm.

      Dịch vụ công cộng chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho “sự năng động kinh tế”, giảm sốnợ để lại cho con cháu mai sau. Các kỳ vọng của người dân Pháp không thể đạt được trừ phi nhà nước trở nên có hiệu quả. Những cải cách này là cấp bách, nhưng nan giải. Để hoàn thành chúng, có một bộ bốn hướng tiếp cần có là: tái cấu trúc, tính cạnh tranh, sự lượng định và trách nhiệm.

      Tái cơ cấu

      Nhiều nước thực hiện cải cách chính phủ cơ bản dựa trên sự cam kết giữacác chính đảng và các đoàn thể. Trong thập niên 1990, chính phủđảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã cắt giảm mạnh các dịch vụ dân sự. Các Bộ trưởng trình bày chi tiết chiến lược tổng thể và quyết định phân bổ nguồn lực, phải dựa vào một lượng nhỏ công chức. Do đó, cácnghiệpvụ được giao cho nhiều cơ quan độc lập, mỗi cơ quan có thể tuyển dụng và trả thù lao cho người lao động mà họ tuyển. Các cơ quan độc lập nầy hoạt động với ngân sách giới hạn nghiêm ngặt đảm bảo cung cấp liên tục các dịch vụ công.

      Cũng khoảng thời gian đó, Canada cắt giảm chi tiêu chính phủ bằng 18,9% mà không bịrối loạn xã hội – và giảm không đáng kể các chương trìnhy tế, tư pháp hay nhà ở. Họ đã làm điều này trong khi duy trì mức thuế, vì vậy kết quả là giảmthâm hụt và nợ công. Số shi tiêu đó không thể minh giải bởi kết quả việc cắt giảm dịch vụ công cộng. Các khoản trợ cấp cho các dự án kinh doanh và tư nhân hóa đã tạothuận lợi cho việc loại bỏ một trong sáu (…) trong các dịch vụ dân sự. Thật vậy cách tái tổ chức chính phủ được thực hiện ở Canada chỉ có thể mơ ước ở Pháp với một lô các luật và quy định thuế kinh hoàng. Người Canadacó duy một dịch vụ tính vàthu thuế và quan hệ chính phủ-kinh doanh một cửa.

      Tính cạnh tranh

      Trái ngược với niềm tin phổ biến tại Pháp, lao vào cạnh tranh có thể sản sinh dịch vụ công chất lượng cao. Trong viễn thông, hầu hết các nước, kể cả Pháp, gia phó dịch vụ phổthôngtương hợp với sựcạnh tranh giữa các nhà cung cấp với nhau. Nó bảo vệ các công ty nhỏ nhất trong khi vẫn đảm bảo các dịch vụ đó sẳn sàngở mọi vùng của đất nước hay cho người tiêu dùng nghèo.

      Nói về lãnh vực giáo dục, một số nước (Bỉ, Vương quốc Anh, Thụy Điển) thử nghiệm hệ thống trảhọc phí mà vẫngiúp mọi người tiếp cận giáo dục lại tạo sự cạnh tranh giữa các trường trong thu hút sinh viên. Một hệ thống như vậy phải được bổ trợ bởi thông tin rõ ràng và công khaisẳn có về trường sở để các bậc cha mẹ có thể đưa ra lựa chọn và có thể được tránh được tình trạng “tay trong” (cái gì đó nẫy sinh từ sự cạnh tranh giữa các khâu trong hệ thống giáo dục Pháp).

      Sự cạnh tranh cũng có thể được tạo ra thông qua tiêu chuẩn hóa. Trong lĩnh vực y tế, khi áp dụngsự so sánh có tính hệ thống hơn giữa các bệnh viện, hoặc giữa khu vực tư nhân và công cộng có thể giúp kiểm soát chi phí. Đôi khi chi phí điều trị một căn bệnh biến thiêntheo hệ số 2,5 với các biến thể có gì để làm với lựa chọn phù hợp.

      Đánh giá

      Mỗi hành vi của Nhà nước phải chịu hai lầnđánh giá độc lập. Đầu tiên là trước khi thực hiện: sự can thiệp công cộng cócần thiết? Chi phí và lợi ích ra sao? Thứ hai là sau khi hoàn tất. Có tác dụng không? Chi phí bỏ ra cóhiệu quả? Về điểm này, cần phải có các khuyến nghị kiểm toán (ví dụ, từCơ quan Kiểm toán) hoặc phải tuân thủ một lịch trình nghiêm ngặt, còn nếu từ chối thì với một lý giải thuyết phục.

      Trách nhiệm

      Luật năm 2001 (LOLF), được thông qua trên cơ sở nhất trí của hai phe Tả-Hữu, là một cuộc cách mạng nhỏ trong một đất nước vốn quen với logic của các thủ tục ngân sách. Tuân thủ logic hiệu quả, pháp luật tập trung vào việc chuyển quản lý khu vực công cộngsang chủ sở hữu đích thực, ở đó nghĩa vụ của họ tạo ra kết quả đi đôi với sự tự do để quản lý. Đưa nguyên tắc này vào thực tế chắc chắn là khó khăn. Trước hết, các mục tiêu cần phải rõ ràng và dễ kiểm chứng. Sau đó, “trách nhiệm” phải được làm rõ. Để được vậy, các mục tiêu không thể ôm đồm (như sự thất bại trong kiểm soát chi phí y tế đã chứng minh), nhưng thưởng, phạt phải phân minh. Cuối cùng, phải cảnh giác với những tác hại của sự “đa nhiệm”. Việc châm bẩm đến một mục tiêu dễ đo lường (ví dụ, chi phí theo đầu sinh đại học có thể dễ giảm bằng cách dạy một số lượng lớn sinh viên trong giảng đường lớn) có thể dẫn đến việc bỏ qua các mục tiêu quan trọng không kém mà khó đo lường (chẳng hạn như chất lượng giảng dạy hay nghiên cứu). Nói cách khác, để xây dựng những động cơ lành mạnh, người ta phải đánh giá toàn diện các hành động. Bằng cách đó, rõ ràng là tăng trách nhiệm cho các doanh nghiệp theo luật định định phải đi đôi với tính an toàn chặc chẻ và kiểm soát chất lượng. Sự cần thiết của các kiểm soát như vậy là hiển nhiên theo kinh nghiệm của nghành viễn thông Anh hồinăm 1984 và gần đây hơn làCông ty đường sắt Anh.

      Cuối cùng, chúng ta có thể có một nhà nước phục vụ người Pháp tốt hơn với chi phí thấp hơn, cho phép có thêm nhiều việc làm và hiệu suất của nền kinh tế của chúng ta tăng lên. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng cải cách bến vững có thể đạt được trên cơ sở đồng thuận về chính trị và xã hội.

      Nguyên văn bằng tiếng Pháp trên trang www lexpansion.com

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.