Sự hiệu chỉnh phương hướng lớn của Trung Quốc trong Biển Đông?

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4577
      TQNam
      Moderator

      Sự hiệu chỉnh phương hướng lớn của Trung Quốc trong Biển Đông?

      Ted Galen Carpenter – ngày 25/7 năm 2014

      Sau nhiều tháng có những hành động ngày càng trơ tráo gây tổn hại cho các nước láng giềng ở Đông Á, có những dấu hiệu mới đây rằng Bắc Kinh có thể chấp nhận các chính sách hòa giải hơn. Trung Quốc đã bất ngờ rút giàn khoan dầu gây tranh cãi được triển khai tại vùng biển gần Việt Nam. Vào cuối tháng Sáu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, ông ta tìm cách cải thiện quan hệ với nước nầy sau những căng thẳng hồi năm ngoái qua việc công bố một khu vực xác định phòng không mới (ADIZ) ở Biển Hoa Đông. Ngay cả giọng điệu các cảnh báo của Trung Quốc đối với Mỹ hãy đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã trở nên phần nào im tiếng. Thay vì những cáo buộc gay gắt về sự can thiệp của Mỹ, các quan chức Trung Quốc nay thúc dục Washington nên “công bằng” trong đánh giá của mình về các vấn đề đe dọa.

      Có khả năng sự xuất hiện của một lập trường hòa giải hơn chỉ có thể là một thay đổi chiến thuật nhất thời, thuần túy. Nhưng đó cũng là một cách giải thích khác đáng khích lệ hơn. Bắc Kinh có thể cuối cùng đã thấy rõ họ đã quá lố trong sự thúc ép các yêu sách của mình trong khu vực, và hành vi nầy đã xui các nước láng giềng để trở thành dễ tiếp nhận hơn chính sách đồng ngăn chặn của Mỹ chống lại Trung Quốc. Gây cho mình vô số vấn đề hốc búa địa chính trị ở những nơi khác trên thế giới, Washington ít nhất nên khảo sát tỉ mỷ xem liệu việc nghiêm túc xích lại gần Trung Quốc có thể theo đuổi được không.

      Chắc chắn có đủ bằng chứng về sự giận dữ tăng lên ở nhiều nước Đông Nam Á liên quan đến các cư xử của Trung Quốc trong ba hoặc bốn năm qua, và chỉ có các quan chức Trung Quốc thộn nhất mới không thể nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo. Điều rõ ràng nhất, và theo nhãn quan của Bắc Kinh, điều đáng lo ngại nhất, có một bước phát triển làsự quyết đoán ngày càng tăng của Nhật Bản về các vấn đề an ninh. “Dự thảo tu chỉnh” Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản của Tokyo cho phép nước nầy tham gia vào các biện pháp tập thể phòng vệ là một sự kiện bước ngoặt, nhưng đã có những thay đổi khác tinh tế hơn. Hồi tháng Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố chính phủ của ông sẽ hỗ trợ Việt Nam và các quốc gia khác có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Một vài tháng trước đó, Nhật Bản đã tham gia cùng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tìm các nỗ lực cho các quyền hàng hải chắc chắn tốt hơn, đây là một cái tát tay thẳng vào các yêu sách lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

      Cách tiếp cận mới của Nhật Bản đã hình dung ra rõ ràng một thế trận quan hệ đối tác an ninh đang lớn mạnh. Tokyo và Canberra đàm phán một thỏa thuận bán công nghệ tàu ngầm Nhật cho Úc. Tương tự, Nhật Bản cũng cho biết lả họ sẽ xem xét việc cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam, mặc dù vì căng thẳng của Tokyo với Trung Quốc, việc chuyển giao có thể cần một thời gian. Quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Ấn Độ đang ở cái điểm mà nay các học giả có uy tín nói đến khả năng xuất hiện một liên minh Nhật Bản-Ấn Độ.

      Nhưng mối lo của Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở các sáng kiến đang khai triển của Tokyo trong lĩnh vực an ninh. Người láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc phản ứng lại những gì mà họ cho là hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Việt Nam và Philippines đang gia tăng đáng kể sự hợp tác ngoại giao và quân sự của họ. Hàn Quốc đồng ý chuyển cho Philippines hải quân một tàu hải quân vào cuối tháng Sáu. Indonesia đang chuyển mạnh sang trọng tâm quân sự của mình để đối phó với các bất lường ở Đông Nam Á hoàn toàn vì sự quan ngại ngày càng tăng trước tham vọng của Trung Quốc. Bất chấp các đan cài kinh tế song phương rộng lớn và cùng có lợi, Úc đã đưa một cảnh báo rõ ràng với Trung Quốc rằng các hành động của họ ở Biển Đông là vô ích và khiêu khích. Ngay sau đó, Canberra đã đồng ý mua 58 máy bay chiến đấu F-35 của Hoa Kỳ trị giá $11,6 tỷ -một sự nâng cấp mạnh của lực lượng không quân của nước này.

      Sẽ không ngạc nhiên nếu các quan chức Trung Quốc sắc sảo hơn báo động sự dâng trào các biện pháp chống Trung Quốc trong các nước láng giềng. Hành vi bào mòn của Bắc Kinh đã đạt đến điểm tạo nên một lời tự tiên tri trọn vẹn: sự hỗ trợ rộng rãi chính trị do Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu nhằm kiềm chế quyền lực của Trung Quốc trong khu vực. Sự khôn ngoan sẽ ra lệnh việc hiệu chỉnh phương hướng và việc chấp nhận một cách tiếp cận thận trọng hòa giải hơn thuộc về vai diễn của Bắc Kinh.

      Chuyển động đó cũng tạo cơ hội cho Hoa Kỳ làm nản chí tình trạng thù địch ngày càng tăng trong quan hệ Trung-Mỹ và giúp giảm bớt căng thẳng chung ở Đông Á. Một viễn cảnh như vậy tự thân đủ khích lệ để thúc các quan chức Mỹ tìm hiểu xem liệu hành vi có phần mềm hơn gần đây Trung Quốc có xác thực. Nhưng cũng có những động cơ bổ sung. Bàn cờ địa chính trị của Washington tràn ngập các vấn đề và các cuộc khủng hoảng, bao gồm cả bạo lực hỗn loạn ở Syria, Iraq, Libya và Ukraine, cũng như cuộc chiến tranh đã gây ra sự hỗn loạn thứ sinh ở Mexico và Trung Mỹ. Đặc biệt đáng báo động là mối quan hệ với nước Nga của Vladimir Putin đã tuột dốc gần đạt mức thời kỳ chiến tranh Lạnh.

      Washington cần quan hệ tốt hơn với Trung Quốc sao cho các quan chức Mỹ rộng quyền định vị vô số vấn đề khác. Đặc biệt quan trọng rằng Hoa Kỳ không kết thúc cuộc khủng hoảng với Moscow và Bắc Kinh cùng một lúc. Hoàn cảnh bây giờ quy định rằng việc xích lại gần Trung Quốc với những kềm chế hiển nhiên cần được thăm dò theo phương cách nghiêm túc nhất.

      Ted Galen Carpenter, một thành viên cao cấp tại Viện Cato và là biên tập viên cho The National Interest, là tác giả của chín cuốn sách và hơn 550 bài báo và nghiên cứu chính sách về các vấn đề quốc tế.

      http://nationalinterest.org/feature/chinas-big-course-correction-the-south-china-sea-10949?page=show

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.