NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 2 months ago by tanhvn.
-
AuthorPosts
-
-
24/06/2015 at 16:40 #8731tanhvnParticipant
Nguồn: Florian Gathmann, Matthias Gebauer, Christiane Hoffmann, Gordon Repinski, Matthias Schepp, Christoph Schult and Klaus Wiegrefe, Cold War Resurgent: US Nukes Could Soon Return to Europe, Spiegel Online International, 19/06/2015
Washington lại một lần nữa bàn về việc sẽ triển khai lắp đặt các đầu đạn hạt nhân ở châu Âu. Cả Nga cũng đang đáp trả bằng hành động tương tự. Người châu Âu đang lo lắng về việc sẽ bị mắc kẹt ở giữa một cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ lúc diễn ra những cuộc biểu tình vì hòa bình quy mô lớn trên bãi cỏ Hofgarten ở Bonn vào những năm đầu thập niên 80. Trở lại thời kỳ đó, khoảng nửa triệu người biểu tình đã tập hợp lại thành một đoàn người dài tới một km, di chuyển xuyên qua những con đường hướng về phía trung tâm thành phố. Đó là cuộc tụ tập lớn nhất trong lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức.
Dù tình hình hiện nay vẫn chưa đến mức đáng lo ngại như thế, nhưng dường như rất khả thi để một kịch bản tương tự sẽ sớm được diễn ra ngay trước Phủ Thủ Tướng ở Berlin, khi mà trong một thời gian dài, người Mỹ lại một lần nữa cân nhắc đến việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân ở châu Âu, và trong tuần trước, một cuộc chạy đua vũ trang đầy phô trương đã bắt đầu, làm gợi nhớ lại thời kỳ băng giá nhất của Chiến tranh lạnh.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã cảnh báo về một „vòng xoáy tốc của những ngôn từ leo thang và theu sao đó là những hành động.“ Ông mô tả chúng như là „những sự phản chiếu lại của thời kỳ Chiến tranh lạnh.“
Berlin hiện đang quan ngại đến việc châu Âu có thể lại một lần nữa trở thành chiến trường của một kiểu đối đầu Đông-Tây mới – và rằng nước Đức có thể một lần nữa trở thành khu vực triển khai quân. Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng đưa ra giả thuyết là „sẽ có nhiều hơn những thiết bị (quân sự) một lần nữa được cất trữ ở Đức“. Washington dự tính sẽ lắp đặt thêm nhiều bể chứa nhiên liệu, trang bị thêm vũ khí và các thiết bị hạng nặng khác cho 5000 binh sĩ hiện đang thường trú ở Đức và các nước phía Đông thuộc khối NATO. Tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng rằng, làm như thế sẽ xoa dịu bớt nỗi lo của các quốc gia vùng Baltic và những nước khác ở khu vực Đông Âu khi mà họ hiện đang một lần nữa sợ hãi trước sự hiếu chiến của Nga, kể từ lúc nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông cũng kỳ vọng điều này có thể sẽ dập tắt được những chỉ trích từ phía Quốc hội Mỹ dành cho mình.
Đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel, viễn cảnh này không hề dễ chịu một chút nào. Bà tránh né việc chỉ trích công khai đồng minh Mỹ của mình, nhưng Merkel cũng không muốn phải làm những việc có thể làm gia tăng căng thẳng với Nga. Ngoài ra, một cuộc tranh luận về vấn đề tái vũ trang khó có thể giành được chiến thắng ở diễn đàn quốc gia, khi mà bà Thủ tướng sẽ bị xem như là một con rối trong tay Mỹ, một người mà không chỉ chấp nhận để cho mình bị do thám, mà còn là người chịu đứng bên lề khi mà mối quan hệ được vun đắp cẩn thận của bà với Putin bị tổn hại.
Né tránh những bất đồng công khai
Ở phía bên kia, Matx-cơ-va nhìn nhận những kế hoạch của Mỹ như là một bằng chứng mới nhất cho ý định của Washington nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng quân sự của mình lên châu Âu. Người phát ngôn của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng „Washington và những đối tác của họ rõ ràng là đang nhắm tới việc phá vỡ hoàn toàn Thỏa thuận Sáng Lập khối NATO-Nga.”
Tuy nhiên, thực tế là Berlin không hề muốn từ bỏ thỏa thuận này. Thuận theo thỏa thuận trên, chính phủ Đức đã chấm dứt việc cho phép đóng quân „số lượng lớn“ hay „thường trực“ của quân đội NATO ở các nước thuộc khối Đông Âu trước kia. Việc làm trên được thực hiện nhằm làm giảm những mối lo của Nga về quá trình Đông tiến của NATO.
Về phía Mỹ, những kế hoạch đã được phác thảo với một con mắt hướng tới việc tránh một sự bất đồng công khai. Đó là lý do vì sao Washington chỉ có ý định gửi một ít binh lính tới biên giới của các quốc gia, theo lời một nguồn tin từ trụ sở chính của NATO ở Brussels. Phần lớn binh đoàn sẽ dự định đóng quân ở Grafenwöhr, một vùng đất của Đức ở thượng lưu Palatinate. Điều tương tự cũng rõ ràng là sẽ diễn ra đối với các vũ khí hạng nặng. Bundeswehr, tức lực lượng quân đội Đức, ước tính rằng sẽ có khoảng 100 xe tăng chiến đấu của Mỹ sẽ thường trú ở khu vực trên. Bộ quốc phòng Đức tin rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ thảo luận các chi tiết với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen trong chuyến thăm của ông vào thứ hai tuần này.
Mặc dù vậy, nhiều quốc gia khác thuộc khối NATO đã lên tiếng chỉ trích các kế hoạch này, đặc biệt là các quốc gia Tây Âu. Trong nội bộ khối, một vài nước đang cảnh báo về sự gia tăng căng thẳng với Nga. Việc chứa chấp vũ khí (của Mỹ) ở châu Âu không phải là đặc điểm của „một chiến lược rút lui“, theo tuyên bố của Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel vào thứ ba tuần trước trong chuyến thăm tới Berlin.
Những kế hoạch mới của Mỹ chỉ là hành động mới nhất nằm trong chuỗi chiến lược tái vũ trang hóa, một bước phát triển đầy nguy hiểm đã được bắt đầu từ trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Washington và Matx-cơ-va đã chấm dứt hoặc không tôn trọng việc thực hiện các hiệp ức giải giáp từ cái này tới cái khác. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã chứng kiến sự xuất hiện một số lượng lớn những thỏa thuận sâu rộng liên quan đến việc giải giáp vũ khí sát thương thông thường và vũ khí nguyên tử, từ Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu cho đến Hiệp ước giảm thiểu vũ khí chiến lược. Nhưng bây giờ, những thỏa thuận này, nhiều trong số chúng mất hàng thập kỷ để được thông qua, đang mất đi giá trị của chúng. „Matx-cơ-va không còn tin vào phương Tây và phương Tây cũng không còn tin vào Matx-cơ-va nữa. Điều đó thật là khủng khiếp“, cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev trả lời với tờ Spiegel vào tháng một. „Nếu một bên mất đi lý trí của mình trong bầu không khí nóng bỏng này, thì chúng ta sẽ không thể sống sót trong những năm tiếp theo“, ông nói.
Những mối đe dọa điên cuồng
Vấn đề đặt ra ở đây không còn chỉ xoay quanh vũ khí sát thương thông thường nữa, mà còn liên quan tới cả vũ khí nguyên tử. Matx-cơ-va hiện đang trong giai đoạn hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của nó, và do đó đang phát đi những mối đe dọa điên cuồng của mình. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga vào tháng ba đã đề cập đến khả năng sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea. Và người Mỹ cũng đang cân nhắc đến việc sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân ở châu ÂU. Đã một thời gian dài Washington cân nhắc đến việc sẽ triển khai lắp đặt hệ thống tên lửa hành trình hạt nhân ở châu Âu, như cách nó đã làm vào năm 1979 theo quyết định “Double-Track” của NATO, quyết định mà đã khiến Liên minh xuyên Đại Tây Dương này bước chân vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử của nó.
Logic của người Mỹ là như sau: Trong một khoảng thời gian dài, Washington đã cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước về tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) – một thỏa thuận huyền thoại, được ký bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagen và người đồng cấp Mikhail Gorbachev vào năm 1987, báo hiệu sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. Trong thỏa thuận này, cả hai siêu cường đã đồng ý cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược trên bờ tầm trung và từ bỏ chúng trong tương lai. Giờ đây, Washington tin rằng hiệp ước này đã bị vi phạm, và đe dọa sẽ phản ứng lại. Tư lệnh quân đồng minh NATO ở châu Âu Philip Breedlove đã tuyên bố rằng, việc đưa vào hoạt động một vũ khí vi phạm Hiệp ước INF là „không thể không được trả lời“.
„Chúng tôi muốn Nga, và tất cả các đồng minh của chúng tôi, biết rằng sự kiên nhẫn của chúng tôi không phải là không có giới hạn“, Frank Rose, người phụ trách việc quản lý vũ khí ở Bộ Quốc phòng, đã phát biểu như vậy vài tuần trước đây. Và Thứ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng ở Lầu năm góc, Brian Mckeon tuyên bố rằng, Washington sẽ phát triển một hệ thống đáp trả nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh của Mỹ và đồng minh của nó, và một sự đáp trả như thế sẽ bao gồm việc lắp đặt hệ thống tên lửa hành trình tấn công trên bờ ở châu Âu.
Ngay tại châu Âu, những mối quan ngại này của Mỹ đang bị chỉ trích một cách gay gắt. Khi người Mỹ đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng NATO vào tháng hai, người Đức và người Pháp đã ngay lập tức bác bỏ kịch bản về sự trả đũa của NATO, hay ít nhất là không vì những bằng chứng yếu ớt về những loại vũ khí mà người Nga đã thực sự thử nghiệm.
Các quốc gia đồng minh đang gặp vấn đề về việc đánh giá xem, liệu rằng Matx-cơ-va có thật sự vi phạm Hiệp ước INF, việc mà người Nga đã kịch liệt bác bỏ. Mặc dù không có cơ quan tình báo nào của châu Âu sở hữu năng lực tình báo tốt hơn người Mỹ, nhưng không có quốc gia nào muốn dựa dẫm hoàn toàn vào những phát hiện của Mỹ. Washington đặc biệt quan ngại đến tên lửa hành trình R-500, với tầm hoạt động lên tới 500 km, và tên lửa đạn đạo RS-26, thứ có thể đe dọa toàn bộ lãnh thổ của khối NATO. Mỹ tin rằng cả hai đều được thử nghiệm theo cách vi phạm Hiệp ước INF.
Những nghi ngờTuy nhiên, người châu Âu lại không nghĩ rằng đó nhất thiết phải là điều diễn ra. Những thành viên thuộc Nhóm hoạch định chiến lược hạt nhân của NATO đã kết luận trong cuộc Hội nghị nhóm Bộ trưởng rằng, việc nâng cấp vũ khí của Matx-cơ-va không hề vi phạm bất cứ hiệp ước nào. Chuyên gia vũ khi Oliver Meier, từ Học viện của Đức về các vấn đề quốc tế và an ninh (SWP) ở Berlin, cũng nghi ngờ về những tuyên bố của Mỹ: „Tên lửa RS-26 chắc chắn không vi phạm Hiệp ước INF,“ ông nói.
Mặt khác, Tổng thống Barack Obama hiện đang chịu sức ép rất lớn từ Quốc hội Mỹ, với việc những nhà lập pháp đã buộc tội Obama đã đi quá xa trong việc dễ dãi với Putin. Trong suốt phiên điều trần vài tháng trước, một nhóm dân biểu đã liên tục ngắt lời Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách quản lý vũ khí và an ninh quốc tế Rose Gottemoeller về vấn đề mà bà phụ trách.
Ở phía bên kia, Matx-cơ-va cũng đang nghi ngờ hiệu lực của Hiệp ước INF. „Nó chỉ là một mảnh giấy mà thôi,“ chuyên gia quân sự Victor Murachovski nói. „Nếu các phi cơ chiến đấu của NATO giờ đây có thể chạm đến Saint Petersburg trong vòng có năm phút từ Estonia, và những tàu chiến của NATO hiện đang thực hiện việc tuần tra ở biển Baltic và biển Đen, thì thỏa thuận này là vô giá trị đối với Nga.“
Trong phạm vi giới quân sự Đức thì người ta đang diễn dịch sự khiêu khích của người Nga như là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Không giống như trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, người Nga đang không sở hữu nhiều những vũ khí sát thương thông thường như NATO. Và để đáp trả, Matx-cơ-va – giống như phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh – dự định sẽ dựa vào lá chắn hạt nhân.
Bundesnachrichtendienst (BND), cơ quan tình báo đối ngoại của Đức, hiện „không nhìn thấy bất cứ sự thay đổi đáng kể nào với mối hiểm họa“ được gây ra bởi Nga. Những đe dọa hạt nhân của Matx-cơ-va – Putin tuyên bố dự định của ông nhằm sắm mới 40 tên lửa xuyên lục địa – được mô tả bởi phó chủ tịch BND Guido Müller, trong một cuộc họp kín với các nhà lập pháp quan trọng, không hơn một „show tuyên tryền“ là mấy.
Theo lời Müller, các kế hoạch nâng cấp vũ khí trên đều đã được biết rõ từ trước. Kể từ bài phát biểu của Putin vào cuối năm 2014, việc nâng cấp đó đã được cơ quan tình báo đối ngoại xếp vào hạng mục “việc đã rồi”. Nhưng nhiều nhà phân tích tại BND tin rằng cơ hội thành công của kế hoạch trên là không cao: chỉ mới đơn giản là xét từ góc độ kỹ thuật thì việc hiện đại hóa 40 đầu đạt hạt nhân trong một khoảng thời gian ngắn như thế là không khả thi, Phó chủ tịch BND tuyên bố. Các chuyên gia về Nga tại BND mô tả nó như là „cách hành xử hiếu chiến ở thế bị động.“ Điều quan trọng đối với Putin là những ảnh hưởng của kế hoạch đối với các đối thủ của ông, chứ không phải là các tuyên bố của ông đúng đến mức nào.
„Một mối lo lớn“
Đối với chính phủ Đức, viễn cảnh về một sự tái vũ trang hạt nhân sẽ là một cơn ác mộng. Những năm đầu thập niên 80, hàng triệu người ở Đức, cũng như ở Ý và Hà Lan, đã chiếm lấy đường phố bởi vì họ lo sợ một cuộc chiến hạt nhân ở châu Âu. Như là câu trả lời cho việc triển khai tên lửa hạt nhân SS-20 của Liên xô, các quốc gia đồng minh phương Tây đã đưa cho Matx-cơ-va một bản đề xuất: Họ đã sẵn sàng cho việc đàm phán về việc giải giáp những loại hệ thống vũ khí như thế này, nhưng nếu phía Liên xô không sẵn sàng để thỏa hiệp, phương Tây sẽ triển khai 600 tên lửa hạt nhân ở phía họ. Và đó chính xác là những gì đã diễn ra.
Đối với chính phủ Đức, thậm chí cuộc thảo luận về vấn đề những tên lửa tầm trung là rất nhạy cảm. Phần đông người Đức không muốn những vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện diện ở châu Âu. Ngược lại, họ sẽ thích thú khi nhìn thấy những quả bom hạt nhân B-61 của người Mỹ được cất giữ ở Büchel, miền Tây nước Đức, được dời đi chỗ khác.
Các Đảng viên Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) đã đặc biệt hồi tưởng lại quyết định “Double-Track” của NATO bằng một cái rùng mình. Nó đã gián tiếp khiến Thủ tướng Helmut Schmidt mất đi chiếc ghế của mình vào năm 1982, và làm cho đảng SPD đứng trên bờ vực của sự chia rẽ. Nó cũng đồng thời đóng góp đáng kể vào sự trỗi dậy của Đảng Xanh. Và một sự tái vũ trang mới sẽ kiểm tra khả năng đoàn kết của Đảng, và đồng thời loại bỏ mọi cơ hội về một liên minh mới với Đảng Xanh cho một tương lai đã được dự đoán trước. Rolf Mützenich, phó chủ tịch liên minh cầm quyền của đảng SPD tại Quốc hội ĐỨc, đang theo dõi những diễn biến trên với „một nỗi lo lớn.“
Vào cuối thập niên 70, các kế hoạch vũ trang của NATO đều được đi kèm với một đề nghị được đối thoại song phương. Hiện nay, phương Tây vẫn đang nhấn mạnh nhu cầu được tiếp tục đối thoại với Putin, nhưng những thời điểm có thể diễn ra các cuộc đối thoại song phương đó trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng Ukraine, như tại Hội nghị của nhóm G8 hay Hội đồng NATO-Nga, đều bị trì hoãn. Vì lý do này, chính trị gia Đảng Xanh Jürgen Trittin đang thúc ép chính phủ Đức phải bắt đầu ngay một sáng kiến nhằm khôi phục lại Hội đồng NATO-Nga. „Chúng ta đang chứng kiến một động lực có thể nhanh chóng dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang thực sự,“ một Đảng viên cấp cao của Đảng Xanh cảnh báo. Ông tin rằng, những biện pháp phản ứng cần ngay lập tức được thực thi để có thể chấm dứt vòng xoay „ăn miếng trả miếng“ hiện nay.Về việc này, Hội đồng NATO-Nga sẽ một lần nữa phải trở thành một „nơi cho đối thoại song phương“. Ông lập luận, thứ cần nhất vào thời điểm này là „đối thoại thay vì vũ trang.“
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.