- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 8 years, 9 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
14/04/2016 at 20:46 #15506TQNamModerator
SWB FE/5813/A3/1 15 tháng5 1978
3. CÁC QUAN HỆ VIỄN ĐÔNG
Sở nội vụ Phnom Penh, 11.00 gmt, 10 tháng 5 1978.
Trích bản tin về tình hình quốc phòng từ tháng 4 năm 1977 đến tháng tư năm 1978:Tình hình quốc phòng đất nước ta trong năm qua ra sao? Trong thời gian này, chúng ta đã chiến đấu mãnh lệt và căng thẳng chống mọi kẻ thù, trong và ngoài nước, và đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
(1) Bảo vệ biên giới phía tây: Năm nay có một số vụ đụng độ, nhưng chúng ta hoàn toàn kiểm soát tình hình và không có điều gì khiến chúng ta lo lắng. Nay chúng ta có khả năng bảo vệ tuyến biên giới này, và trong tương lai chúng ta sẽ làm được hơn như cả vậy.
(2) Bảo vệ biên giới phía đông: Việc bảo vệ biên giới phía đông là cuốc đấu tranh mãnh liệt và căng thẳng bởi ở phía đông, Campuchia có chung biên giới với Việt Nam. Bọn Việt Nam muốn chiếm lãnh thổ của chúng ta và biến Campuchia thành vệ tinh của họ, biến thành một phần của Việt Nam. Vì lý do này mà trong năm qua, nhiều trận đánh nghiêm trọng và dữ dội đã diễn ra đề chống lại bọn Việt Nam.
Trong thời gian từ ngày 17 tháng 4 năm 1977 đến ngày 17 tháng 4 năm 1978, giao tranh diễn ra liên tục qua các trận đánh ở quy mô nhỏ, vừa và lớn. Mức độ giao chiến thực sự gia tăng trong năm nay. Một đặc trưng rõ nét của các cuộc giao chiến chống Việt Nam có một thực tế là nó ngày càng nghiêm trọng hơn so với các năm trước. Điều này là do, không có lực lượng trong nước ta, bọn Việt Nam phải tấn công chúng ta từ bên ngoài, và việc tung ra các cuộc tấn công từ bên ngoài đòi hỏi một số lượng lớn binh lính. [Các giao chiến cuối tháng mười một và tháng mười hai] Chúng ta đập tan và đẩy quân xâm lược Việt Nam ra khỏi lãnh thổ chúng ta vào ngày 6 tháng 1 năm 1978, giết và làm bị thương 29.000 tên và đánh tan năm sư đoàn của chúng. Đây là chiến thắng mở đầu của chúng ta trong giai đoạn đầu. Lúc đó chúng ta đã tấn công quân dịch và giành chiến thắng đầu tiên của mình, chúng ta vẫn chưa tổ chức thích đáng lực lượng của chúng ta. Giống như các lực lượng vũ trang của Trung ương Đảng (phiên âm tiếng Campuchia: kamlang robas Kangtoap robas machempak) (**), lực lượng của chúng ta ở các quân khu không được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ trước các cuộc giao chiến quy mô lớn, và các đơn vị cùng vũ khí vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta đã thành công trong việc đập tan quân Việt Nam …
Các lực lượng Việt Nam sau đó tấn công chúng ta giai đoạn hai. Giai đoạn này của cuộc tấn công bắt đầu vào cuối tháng 2 năm 1978, và có ý đồ chuẩn bị điều kiện để đánh tan chúng ta vào tháng ba rồi sau đó chiếm lãnh thổ Campuchia vào tháng Tư. Đó là lý do tại sao bọn Việt Nam tung vào 11 sư đoàn trong giai đoạn này, hai lần nhiều hơn giai đoạn đầu tiên. Điều gì xảy ra sau đó?
Ngay sau khi chúng ta giành chiến thắng ngày 6 tháng 1 năm 1978, chúng ta đã không để bọn Việt Nam mở thêm cuộc tấn công chống lại chúng ta, mà chúng ta tung ra các cuộc tấn công đánh lại họ. Chúng ta tung ra một loạt các vụ tấn công cho đến cuối tháng Giêng. Chúng ta cũng tấn công chúng vào tháng Hai. Lực lượng Việt Nam trở nên yếu đi, thiệt hại một số quân. Sau đó, chúng buộc phải gửi thêm quân mới, nhằm mở các cuộc tấn công chống chúng ta. Vào tháng ba, tuy nhiên, bọn Việt Nam không đủ sức tấn công chúng ta: thay vào đó, chúng ta tiếp tục tấn công chúng. Trong tháng ba, các giao chiến rất nghiêm trọng và dữ dội vì trên một số mặt trận các sư đoàn đã tham gia. Khi mỗi mặt trận có sự tham gia của các sư đoàn thì điều này là không có nghĩa là một cuộc chiến tranh nhỏ. Trong khi bọn Việt Nam chịu thất bại trong tháng Giêng và Hai, thất bại của chúng trong tháng ba thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Do thất bại nặng nề trong tháng Ba, tháng Tư bọn Việt Nam đã không còn sức để tấn công chúng ta một lần nữa … Đây là vì sao chúng quay sang chiến thuật du kích, hoặc tiến hành các cuộc tấn công nhỏ hơn. Vì kế hoạch tấn công quy mô lớn của chúng đã thất bại, chúng quay sang tấn công nhỏ, nhưng chính khi chúng bị đánh bại trong cuộc tấn công quy mô lớn, thì chúng sẽ gánh lấy thiệt hại nghiêm trọng hơn trong các cuộc tấn công nhỏ hơn.
Chúng phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Chúng ta phải sống độc lập, và chúng ta phải sống bằng chính sức mình. Chúng ta không thể sống dưới ách nô dịch. Đây là lập trường chế ngự. Đây không phải là lập trường quy phục, mà là lập trường chế ngự. Đây là quan điểm hàng đầu. Trên cơ sở lập trường này, chúng ta vạch ra phương châm đấu tranh của mình, chúng ta thực hiện chiến tranh nhân dân, và chúng ta thực hiện hiệu quả phương châm đấu tranh để đánh bại kẻ thù. Đảng chỉ rằng chúng ta phải cố gắng tiêu diệt càng nhiều quân thù càng tốt, và cố gắng bảo toàn lực lượng của chúng ta đến tối đa. Quân số chúng ta ít nhưng chúng ta phải tấn công một lực lượng lớn hơn; do đó, chúng ta phải bảo toàn lực lượng của chúng ta đến tối đa và cố gắng diệt càng nhiều quân thù càng tốt. Đây là khẩu hiệu của chúng tôi. Về số lượng, mỗi chúng ta phải giết 30 tên Việt Nam. Nếu chúng ta có thể thực hiện khẩu hiệu này, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Chúng ta sẽ đánh bại Việt Nam, bất chấp quy mô của chúng. Bất kỳ nước nào dám xâm lược chống lại Campuchia sẽ bị đánh bại nếu chúng ta tuân theo khẩu hiệu này. Cho đến nay, chúng ta đã thành công trong việc thực hiện khẩu hiệu một chống 30 này; điều đó có nghĩa, chúng ta thiệt một đổi lại 30 tên Việt Nam. Như vậy, tổn thất của chúng ta là một trên ba mươi so với tổn thất của bọn Việt Nam.
Giá trị của các con số này là một người lính Campuchia bằng 30 tên lính Việt Nam. Vậy bao nhiêu tên Việt Nam bằng 10 người lính Campuchia? Câu trả lời phải là 300. Và 100 người Campuchia bằng 3000 tên Việt Nam. 1.000.000 người Campuchia bằng 30.000.000 tên Việt Nam. Chúng ta phải có 2.000.000 quân đối với 60.000.000 tên Việt Nam. Tuy nhiên 2.000.000 quân là nhiều hơn số cần để chống lại Việt Nam vì Việt Nam chỉ có 50.000.000 dân. Chúng ta không cần huy động 8.000.000 dân. Chúng ta chỉ cần 2.000.000 quân để tiêu diệt 50.000.000 tên Việt Nam, và chúng ta vẫn còn 6.000.000 dân. Chúng ta phải xây dựng phương châm đấu tranh của mình theo cách này để giành chiến thắng. Đây là phương châm đấu tranh được thực hiện trên chiến trường. Chúng ta phải thực hiện tuyệt đối khẩu hiệu một chống 30. Nếu chúng ta không thể thực hiện khẩu hiệu này, chúng ta sẽ không giành chiến thắng. Vấn đề này liên quan không chỉ mình lực lượng vũ trang, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải nhận thức đầy đủ phương châm, quan điểm và lập trường này. Hiện nay, chúng ta đã thực hiện phương châm đấu tranh này để giành chiến thắng tốt đến đâu? Tóm lại, mục tiêu một chống 30 đã đạt được.
Trong tương lai chúng [Việt Nam] sẽ tấn công chúng ta a sao, và chúng ta sẽ đối phó thế nào? Chúng ta phải tien đoán được các triển vọng. Để làm điều này, chúng ta phải xem xét lại các sự kiện trong quá khứ và nhìn về tương lai. Bọn Việt Nam có thành công trong việc đánh gục chúng ta? Chúng muốn biến Campuchia thành vệ tinh của chúng từ năm 1930. Năm 1945, chúng ta tham gia kháng chiến chống Pháp. Bọn Việt Nam khi đó muốn xâm chiếm và thôn tính Campuchia một cách dễ dàng. Chúng thành công? Không, chúng không thành công. Bọn Việt Nam có thành công trong việc chinh phục Campuchia vào các năm 1950, 1960, 1970 và 1975? Không, chúng không thành công. Đây là vì sao chúng ta không chấp nhận một quan điểm chủ bại. Chúng ta phải xem lại lịch sử của mình. Bọn Việt Nam có thành công trong việc nuốt chửng Campuchia. Chúng muốn nuốt chúng vào năm 1970, nhưng chúng không thể. Chúng tiến hành đàm phán vào năm 1973 trong một nỗ lực nuốt chủng chúng ta, nhưng chúng đã không thành công. Chúng cố gắng một lần nữa vào năm 1975. Chúng trù tính chiếm Prey Nokor [Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh] trước tiên, và sau đó tấn công Phnom Penh, để áp đặt quyền kiểm soát chúng. Lại lần nữa, chúng chậm chân. Campuchia đã giành chiến thắng trước chúng. Sau thắng lợi của chúng ta, bọn Việt Nam muốn tiến hành đảo chính và tấn công chúng ta; một lần nữa họ bị thất bại. Họ bị đánh bại vào năm 1975, 1976 và lần nữa vào năm 1977. Cuộc tấn công tháng Tư năm 1978 của chúng cũng đã bị đánh bại.
Vì vậy, chúng ta phải đọc lịch sử và hoàn toàn tin tưởng, và chúng ta không phải tin vào những điều dối trá và nhầm lẫn của người khác, những người tự hỏi làm thế nào chúng ta chỉ có 8.000.000 người có thể đánh bại Việt Nam với 50.000.000 người dân. Chúng ta không được tin rằng chúng ta không thể đánh bại Việt Nam chỉ vì chúng ta có khoảng 100.000 quân lại đối đầu 1.000.000 quân Việt Nam.
Giải pháp cho mâu thuẫn của việc sử dụng một lực lượng nhỏ đánh bại một lực lượng lớn hơn là gì? Điều cần thiết cho lực lượng nhỏ hơn biết sử dụng sức mạnh nào mình có để đánh bại lực lượng lớn hơn, là như chúng ta đã đề cập bên trên – tức là một chống 30. Nếu chúng ta có thể áp dụng một chống 30, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng, thậm chí nếu cuộc chiến này kéo dài 700 năm hay lâu hơn, nhưng nếu chúng ta không chấp nhận phương châm này, chúng ta sẽ không giành chiến thắng. Vì vậy chúng ta phải (1) Kiên định bảo vệ lãnh thổ của mình. Bảo vệ lãnh thổ Campuchia có nghĩa là bảo vệ giống nòi Campuchia. Nếu bọn Việt Nam thành công trong việc chinh phục nước ta, giống nòi Campuchia sẽ bị hoàn toàn xóa trong vòng khoảng 30 năm, do đó điều bắt buộc là chúng ta bảo vệ Campuchia. (2) Chúng ta phải tin rằng mình có thể đánh bại bọn Việt Nam. (3) Làm thế nào để chúng ta đánh bại chúng? Chúng ta phải hiểu và biết cách sử dụng một lực lượng nhỏ đánh bại một lực lượng lớn. Chúng ta phải sử dụng một chống 30. Đây chính là con số ấn định của Đảng, nhưng trong chiến công cụ thể một số đồng chí của chúng ta đã chiến đấu một chống 10; chúng ta chắc chắn sẽ thắng với một chống mười hay một chống năm. Một số chiến sỹ ta đã chiến đấu một chống 20, và một số thậm chí đã cố gắng chiến đấu một chống 50 hoặc một chống 100. Không có vấn đề gì; họ vẫn chiến thắng. Đây là phương châm tác chiến. Để thực hiện phương châm tác chiến là áp dụng khoa học về chiến tranh nhân dân, giải quyết mâu thuẫn, vì chúng ta phải dùng một lực lượng nhỏ đánh bại một lực lượng lớn. Chúng tôi đã giành chiến thắng bởi vì chúng ta giải quyết đúng đắn mâu thuẫn này. Đây là những gì đã xảy ra trong quá khứ, và tiếp diễn hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm gì trong tương lai? Chúng ta phải (1) tin rằng chúng ta sẽ có khả năng tiếp tục chiến đấu thắng lợi như chúng ta có trong thời gian qua; (2) tự tin trong việc thực hiện phương châm đấu tranh một chống 30. Một số đơn vị của chúng ta phải chiến đấu một chống 40, và các đơn vị khác phải cố gắng một chống 50 …
Trong ba hoặc bốn tháng chiến đấu với bọn xâm lược Việt Nam vừa rồi, lực lượng vũ trang của chúng ta đã phát triển rất tốt, tăng gấp bốn lần. Đây là sự thay đổi thứ nhất. Sự thay đổi thứ hai là có một thực tế, số lượng cán bộ cũng đã tăng lên. Để phát triển lực lượng vũ trang, cần phải có cán bộ. Sau một hoặc hai tháng chiến đấu, cán bộ của chúng ta có thể chỉ huy các tiểu đoàn. Sau cùng thời gian đó cán bộ cấp tiểu đoàn có thể chỉ huy trung đoàn, và cán bộ trung đoàn đoàn có thể chỉ huy sư đoàn. Chúng ta sử dụng cán bộ quân đội vào việc phát triển lực lượng vũ trang của chúng ta trên toàn quốc. Đó là vì sao lực lượng vũ trang của chúng ta kiểm soát được tình hình từ vùng (Kantuy Neak?) [không rõ tên], từ thượng tới hạ Ratanakiri, Mondolkiri, Kratie, Snuol, Memot, Prey Veng, Romeas Hek, vòng lại Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot. Chúng ta có thể đập tan một trung đoàn địch khi tấn công ở một mặt trận trong một hoặc hai ngày.
Tại sao lực lượng vũ trang của chúng ta hùng mạnh như vậy? Bởi chúng ta có cán bộ quân đội cứng cáp. Cán bộ quân đội cứng cáp làm cho các binh sỹ cường tráng do chiến dưới sự dìu dắt của cán bộ. Vì sao có cán bộ cứng cáp như vậy? Bởi họ là những cán bộ quân đội được lựa chọn đúng đắn theo phương châm Đảng đề ra và những người thực hiện phương châm cán bộ quân đội chân chính. Các cán bộ nầy vô cùng mạnh mẽ. Họ rất mạnh, nhưng họ không bao giờ tham chiến mà không có kế hoạch nghiêm túc. Họ rất mạnh và có thể tác chiến hiệu quả. Họ thành công trong việc giữ gìn lực lượng đến mức tối đa, và trong việc tiêu diệt một lượng lớn quân địch … Quân đội ta chiến đấu như sấm sét. Các đồng chí chúng ta không bao giờ do dự. Để tấn công kẻ thù như sấm sét, trước tiên họ trung thành với lập trường mạnh mẽ và kiên quyết, thứ hai với đường lồi đấu tranh đúng đắn, và thứ ba là ý niệm về sự hiện diện thường trực của chỉ huy trong đơn vị và trên chiến trường như trên các tuyến đầu Kampot, Takeo, và mặt trận phía đông. Các sĩ quan chỉ huy phải luôn luôn có mặt, do đó bất cứ khi nào địch quân tấn công, chúng ta có thể phát hiện chúng ngay lập tức và ra lệnh cho các đơn vị phản công kẻ thù, và do đó sau khi quân địch bị đánh tan, chúng ta có thể phái các đơn vị truy kích chúng ngay lập tức. Khi quân địch tiếp tục chạy, chúng ta có thể ra lệnh cho các phân đội và các đơn vị đuổi theo chúng. Chúng ta bám theo và tấn công quân địch cho đến khi chúng rút lui và chạy qua biên giới. Đây là điều chúng ta gọi là cuộc tấn công sấm sét.
Tất cả các lực lượng luôn sẳn sàng chiến đấu. Kẻ thù không thể kháng cự do chỉ huy tác chiến theo cách này. Khi hệ thống chỉ huy này có tác dụng, các mệnh lệnh từ tư lệnh sư đoàn xuống trung đoàn, tiểu đoàn và các đại đội là không cần thiết. Nếu chúng ta phải chờ báo cáo từ trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn, từ tiểu đoàn lên trung đoàn và từ trung đoàn lên sư đoàn, rồi sau đó nếu mệnh lệnh từ tư lệnh sư đoàn phải đi qua cùng một số cấp như vậy, chúng tôi sẽ ban cho quân đối phương thời gian để chuẩn bị tấn công lại chúng ta. Trong khi chúng ta lên kế hoạch, quân đối phương đã sẵn sàng tấn công chúng ta một lần nữa …
Chúng ta phải có niềm tin vững chắc vào quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang của chúng ta, Đảng ta, phương châm về chiến tranh nhân dân của chúng ta. Bất cứ khi nào kẻ thù, xa hay gần, tiến hành các chiến dịch tuyên truyền đánh lừa chúng ta, để đe dọa chúng ta và làm cho chúng ta sợ kẻ thù, chúng ta phải chống lại chúng. Chúng ta không cho phép các mầm độc nầy tấn công quần chúng, Đảng ta, lực lượng vũ trang của chúng ta.
Chúng ta phải làm trong sạch lực lượng vũ trang, Đảng và quần chúng nhân dân của chúng ta để tiếp tục chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ lãnh thổ và giống nòi Campuchia, bởi nếu chúng ta không làm như vậy, giống nòi chúng tôi sẽ tuyệt vong. Chúng ta có muốn thấy sự kết liễu giống nòi Campuchia không? Nếu chúng ta không cố gắng để bảo vệ lãnh thổ của mình, chúng ta sẽ mất nó, và sau đó giống nòi chúng ta cũng sẽ diệt vong. Bọn Việt Nam sẽ đem một hoặc hai triệu dân của chúng vào nước ta mỗi năm, và sau đó chúng ta sẽ mất lãnh thổ của mình và giống nòi chúng tôi sẽ bị nuốt chửng hoàn toàn.
Bọn Việt Nam nghĩ rằng chúng sẽ đạt được từ những gì chúng đang làm, nhưng trên thực tế hành vi của chúng chỉ giúp nâng cao ngọn lửa căm giận trong nhân dân và các lực lượng vũ trang chúng ta, do đó củng cố cuộc cách mạng của chúng ta. Chúng không thể làm suy yếu cuộc cách mạng của chúng tôi. Họ sẽ làm suy yếu cuộc cách mạng của chúng ta nếu chúng tôi đầu hàng, nhưng thay vì đầu hàng, chúng ta trở nên cường tráng hơn. Chúng tôi có khả năng bảo vệ đất nước mình và chúng ta có khả năng làm mọi thứ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ xây dựng của mình đảm bảo Campuchia được trường tồn. Nếu chúng ta mất Campuchia, công tác xây dựng quốc gia của chúng ta sẽ là gì? Vì vậy, khi chúng ta thành công trong việc bảo vệ Campuchia, chúng ta chắc chắn có khả năng làm bất cứ điều gì.
——–Phái đoàn JSP tại Bắc Triều Tiên
(A) Tóm tắt báo cáo:
Một phái đoàn Đảng Xã hội Nhật Bản đã đến Bình Nhưỡng qua ngã Khabarovsk trong chuyến thăm thiện chí Bắc Triều Tiên một tuần. Đây là đoàn thứ năm của JSP đến Bắc Triều Tiên và lần đầu tiên trong bốn năm Chủ tịch Đảng sẽ đến thăm Bình Nhưỡng. (Kyodo tiếng Anh 0349 gmt 11 Tháng Năm 78)
Đoàn tới Bình Nhưỡng vào ngày 11 tháng 5 trong chuyến thăm Bắc Triều Tiên theo lời mời của Trung ương đảng KWP. Đoàn do Ichio Asukata, Chủ tịch BCH Trung ương JSP dẫn đầu cùng Phó Chủ tịch BCH Trung ương JSP Noboru Akune, làm phó đoàn và Tamio Kawakami, ủy viên BCH Trung ương JSP và là Vụ trưởng Vụ Quốc tế, là tổng bí thư đảng. Các thành viên khác gồm Tetsu Veda, ủy viên BCH Trung ương JSP và là trưởng Ban Tuyên Giáo; Togo Yoneda, Chủ tịch Ủy ban đặc trách Cao Ly vụ; và Shigeyuki Funabashi, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương JSP. Đoàn được đồng chí Pak Song-chol và Kim Yong-nam cùng các nhân vật liên quan Kim Kwan-sop, So Yun-sok, Kim Pong-chu, Chí Chae -yong, Hyon Chun-kuk, Cho Chung-sam, và Chu Chang-chun thân ái chào đón tại sân bay bởi (KCNA tiếng Anh 0338 gmt 12 Tháng năm 78)
BCH Trung ương KWP tổ chức một bữa tiệc long trọng tiếp đoàn vào ngày 11 tháng Năm. Pak Song-chol và Ichio Asukata đã phát biểu [xem chi tiết bên dưới]. Bữa tiệc diễn ra trong một bầu không khí thân mật tràn đầy tình hữu nghị (KCNA tiếng Anh 0342 gmt 12 tháng năm 78)
Ngày 12 tháng 5, đoàn JSP có cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên gồm đồng chí Pak Song-chol và Kim Yong-nam và các nhân vật liên quan Kim Kwan-sop, Hyon Chun-kuk và Chu Chang-chun. Hai bên trao đổi quan điểm về phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Đảng và hai dân tộc và; củng cố vững chắc sự tương trợ và tinh thần đoàn kết và các vấn đề cùng quan tâm. Hai bên đạt sự thống nhất quan điểm về các vấn đề thảo luận. Cuộc hội đàm diễn ra trong bầu không khí thân mật và thân thiện (KCNA bản tin tiếng Anh 0342 gmt 13 Tháng Năm 78) Hai bên thảo luận về tình hình hiện nay ở Châu Á (Kyodo bản tin tiếng Anh 1019gmt 12 Tháng Năm 78), sau đó đoàn Nhật Bản xem vở “Thiên đường ca” tại Nhà hát Nghệ thuật Mansudae (KCNA bản tin tiếng Anh 0345 gmt 13 tháng năm 78).
Nguồn: http://www.d.dccam.org/Archives/Documents/DK_Policy/DK_Policy_Cam_Defence_VN.htm
—————————-Chú thích của người dịch bản tiếng Việt:
(*) Người ra tiếng Anh văn bản nầy đã không chính xác khi dịch tên nước ra tiếng Anh là Cambodia, đúng ra phải là Kampuchea. Wiki tiếng Khmer ghi rõ “ឈ្មោះបុរាណរបស់កម្ពុជាគឺ “កម្ពុជៈ” (សំស្ក្រឹត: कंबुज), tức Tên cổ của Kampuchea là Kampucheah (tiếng phạn là कंबुज)”. Khi người Pháp vào, họ phiên âm ra thành Cambodge, người Anh gọi theo là Cambodia. Bản thân người Khmer khi dịch tên nước mình ra tiếng nước ngoài chủ yếu là Cambodge/Cambodia. Thời Lon Nol (1970-1975) là CH Khmer (សាធារណរដ្ឋខ្មែរ – Khmer Republic). Thời Kampuchea Dân chủ/Pol Pot (កម្ពុជាប្រជាធិបតេយ្យ – Democratic Kampuchea 1975-1979) và thời CHND Kampuchea / Heng Samrin ( សាធារណរដ្ឋប្រជាមានិតកម្ពុជា – – People’s Republic of Kampuchea, 1979-1989) thì dịch ra là Kampuchea. Hiện nay trở lại tên thời trước khi ông Sihanouk bị Lon Nol đão chính Kingdom of Cambodia (ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា, Preăh Réachéanachâk Kâmpŭchéa). Wiki tiếng Khmer cũng liệt kê được cả 21 tên gọi khác nhau của nước nầy, còn dân chúng thì gọi mến yêu nước mình là Srock Khmer (ស្រុកខ្មែរ) tức xứ Khmer.
(**) Nguyên văn bản dịch tiếng Anh: ” the armed forces of the Party Central Committee (Cambodian: kamlang robas Kangtoap robas machempak)”. Căn cứ phiên âm của dịch giả tiếng Anh thì nguyên ngữ sẽ là កំលាំង របស់ កងទ័ព របស់ មធ្ឈ បក្ស, tức lực lượng quân đội của TW đảng. Tuy nhiên trong tài liệu Democratic Kampuchea Glossary (http://www.d.dccam.org/Database/GIS_Database/DKglossary.pdf.) có cụm từ កងកម្លាំងប្រដាប់អាវុធបក្សកុម្មុយនីស្តកម្ពុជា tức Lực lượng vũ trang của ĐCS Kampuchea (bản dịch tiếng Anh: Communist Party of Kampuchea’s Armed Forces). Phải chăng các đơn vị nầy là các đơn vị thiện chiến đươợc trang bị tốt, bảo vệ thủ đô, TW đảng của Khmer đỏ và không trực thuộc BTTM quân đội, một dạng Vệ binh Cộng hòa ở một vài nước, nhưng vì chống Việt Nam tận cùng mà cũng được tung sớm ra mặt trận?
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.