NCQT

Forum Replies Created

Viewing 12 posts - 31 through 42 (of 42 total)
  • Author
    Posts
  • NCQT
    Keymaster

    Kỳ 2 – Giang Thanh trước ngày lập ‘Đảng Hoàng hậu’

    Lúc danh tiếng của nguyên soái Bành Đức Hoài đã vang dội ra khỏi biên giới Trung Quốc sau cuộc vạn lý trường chinh “hai vạn năm nghìn dặm” (1934 – 1936) thì Giang Thanh với “hai bàn tay trắng” mới lần đầu tiên tìm đến căn cứ Diên An ra mắt Mao Trạch Đông (vào mùa thu 1938)…

    Giang Thanh với thế mạnh của phái đẹp có đôi mắt to lấp láy, mũi thanh tú và miệng hơi rộng nhưng “khi mím môi lại, thành đường kẻ chỉ, thì lại hóa ra một nét đẹp quý phái” hiếm có và rất quyến rũ, cùng thần thái lanh lợi khác người, đã sớm làm“thế giới nội tâm của Mao Trạch Đông phải rung lên đồng điệu” (sđd, tr.124).

    Giang Thanh tìm thấy ở Mao Trạch Đông người đàn ông mong đợi về cả hai phương diện: nghị lực và quyền lực. Phía Mao Trạch Đông, ở tuổi 45 cũng nhận ra ở cô thư ký 24 tuổi đang giữ hồ sơ của Quân ủy Trung ương có những nét nhu mì làm dịu nỗi trống trải của ông sau ngày người vợ thứ ba (Hạ Tử Trân) từ biệt ra đi.
    Để chung sống chính thức với Giang Thanh, Mao Trạch Đông yêu cầu điều tra về quá khứ của “cô ấy”. Và Khang Sinh (đồng hương với Giang Thanh) từng ở vị trí lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương Đảng, chuyên gia Phòng mật vụ, đứng đầu ngành tình báo, đã bảo đảm với Mao Trạch Đông bằng văn bản về “lý lịch hoàn toàn trong sạch” của Giang Thanh.

    Tiếp đó, Mao Trạch Đông thỉnh thị ý kiến của Đảng. Ban Bí thư Trung ương chấp thuận để Mao Trạch Đông kết hôn Giang Thanh cuối năm 1938 với điều kiện Giang Thanh chỉ “phụ trách việc chăm sóc đời sống, ăn ngủ, sức khỏe” của Mao Trạch Đông và không được phép “đảm nhiệm bất kỳ chức vụ gì trong Đảng, không được có ý kiến về nhân sự của Đảng, cũng như tham gia các hoạt động chính trị khác trong vòng 20 năm”. Dĩ nhiên, Giang Thanh không vui gì lắm, nếu không muốn nói là bực bội đối với “khung” quy định ấy.


    Ảnh: Mao Trạch Đông và người vợ thứ tư Giang Thanh thời trẻ (ảnh tư liệu Internet)

    Mãi 24 năm sau, vào tháng 9.1962, khi phu nhân tổng thống Indonesia: bà Sukarno sang thăm Trung Quốc, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ cùng phu nhân Vương Quang Mỹ đón ngày 24.9 theo nghi lễ ngoại giao là đủ rồi. Nhưng bất thần, Mao Trạch Đông quyết định tiếp bà Sukarno buổi khác nữa, có cả Giang Thanh cạnh ông. Ngay sau buổi tiếp, Nhân dân nhật báo ngày 30.9 đã in trang đầu bức ảnh cỡ lớn chụp Mao Trạch Đông và Giang Thanh xuất hiện bên nhau trong buổi tiếp phu nhân tổng thống Sukarno. Đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy Mao Trạch Đông muốn chính thức giới thiệu Giang Thanh bước lên vũ đài chính trị mà “không cần một lời tuyên bố” nào.

    Về sau, ban đầu Mao Trạch Đông đưa Giang Thanh vào vị trí “Tổ phó thứ nhất của Tổ cách mạng văn hóa” (1966), rồi dần dần nắm thực quyền “thay thế cả Ban Bí thư và Bộ Chính trị, trở thành cốt lõi Bộ Tư lệnh mới của Mao Trạch Đông” để thật sự “leo lên đỉnh cao quyền lực”, ra tay “sát phạt” nhiều danh thần, mà nguyên soái Bành Đức Hoài là “tội phạm đặc biệt” số một.

    Thật ra nguyên do (thường được các nhà nghiên cứu nhắc tới) có thể bắt nguồn từ năm 1959, khi Bành Đức Hoài mạnh miệng phê phán “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã “sai lầm từ gốc rễ”. Hơn 45 năm sau (tháng 9.2005), lời phê phán ấy mới chứng thực rõ ràng lần nữa qua số liệu chính thức được giải mật theo Quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc là: trong 4 năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” đã đưa đến thảm kịch: 37,55 triệu người chết đói (nhiều hơn số người chết trong chiến tranh thế giới thứ hai).

    Tài liệu của Tân Tử Lăng – nguyên cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc – bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam – ghi nhận về một trong những cảnh đau lòng nhất trong “nạn đói lịch sử” ấy, cho biết vì không còn gì ăn nên “nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác – khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn hơn là nạn ăn thịt trẻ con, điển hình là chuyện xảy ra ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
    Theo lời Trịnh Đại Quân, nguyên cán bộ Ban công tác nông thôn huyện Sùng Khánh. Đội sản xuất trên có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12.1959 đến tháng 11.1960, đã có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn ăn thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi ở nơi này, 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người.

    Chuyện đau lòng đó diễn ra trong bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từng nhiều ngày phải ăn giun dế, côn trùng, lá cây, vỏ cây, cỏ dại, và cả đất thô. Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con. Hồi đó, tuy nhà ăn tập thể thực tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa, nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp.

    Đêm ấy, đến lượt Vương cùng hai người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyết đầu mùa sáng hẳn lên khi vầng trăng nhô ra khỏi đám mây. Nhóm tuần tra phát hiện một dải khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa.
    Họ chia tay nhau bao vây vu hồi, rồi đồng loạt bấm đèn pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh cáo: tất cả ngồi im ! Đèn dầu được châm lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng lúc này chỉ thấy có 5. Thành viên thứ 6 là bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra lấy thịt, đang luộc trong nồi” (còn nữa).

    NCQT
    Keymaster

    Cám ơn em. Bài đã được gửi hiệu đính. Khi nào xong chúng tôi sẽ thông báo với em sau.

    NCQT
    Keymaster

    Chào em, bài dịch của em tương đối khá nhưng vẫn còn nhiều lỗi, một số chỗ em hiểu sai văn bản gốc.

    Để sửa bài giúp em hiệu quả hơn, mấy hôm tới Dự án có thể hiệu đính bài của em và đăng trên trang Bình luận. Trước mắt, nếu em tự rà soát và sửa các lỗi cho mình (ví dụ IMF là Quỹ Tiền tệ Quốc tế chứ không phải là Quỹ Tiền tệ Thế giới), dịch sát văn bản gốc hơn,… thì Dự án rất hoan nghênh, vì điều này vừa giúp em tự hoàn thiện, vừa giúp việc hiệu đính được nhanh chóng hơn.

    Bài đã hiệu đính có track changes sẽ được attached vào đây để em tham khảo.

    Thân ái.

    NCQT
    Keymaster

    Cám ơn bạn. Hi vọng mọi người sớm được đọc bản dịch của bạn.

    NCQT
    Keymaster

    Đề nghị The Theorist tổng hợp 5 hay 10 khái niệm cạnh tranh với Walt đi :-)

    NCQT
    Keymaster

    Cám ơn các bạn đã chia sẻ. Bạn nào quan tâm tới đề tài này nên đọc thêm bài này: #158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

    NCQT
    Keymaster

    Sau đây là một số quan điểm của một học giả VN về vấn đề này mà có lẽ Ngô Viễn Phú đã dựa vào đây để phản biện:

    Trung Quốc giữ quan điểm rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình và Việt Nam đã hơn một lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này.[5] Yêu sách này dựa trên bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 liên quan đến chiều rộng của các vùng lãnh hải của Trung Quốc, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản kháng việc Chính phủ Mỹ ấn định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ năm 1965, và phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm vào năm 1956. Dựa vào các bằng chứng này, Trung Quốc tuyên bố rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[6] Chúng tôi sẽ không xem xét phát biểu của ông Ung Văn Khiêm bởi vì không có bằng chứng trung lập. Ông Ung Văn Khiêm không có quyền hạn công nhận hay từ bỏ lãnh thổ. Bài phát biểu, nếu tồn tại, không diễn ra trong bối cảnh đàm phán về lãnh thổ. Hai tài liệu khác phải được xem xét trong bối cảnh Việt Nam bị chia cắt trong giai đoạn 1954 – 1975 cùng với mối quan hệ cực kỳ gắn bó giữa hai nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trung Quốc “vừa là đồng chí vừa là anh em”.[7]

    Ngày 4/9/1958, bị đe dọa bởi Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ trong khu vực eo biển Đài Loan, Trung Quốc thông báo tuyên bố mở rộng chiều rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tuyên bố này áp dụng cho cả Trung Quốc đại lục và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc bao gồm Tây Sa, Nam Sa.[8] Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc”. Trong Sách Trắng năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố rằng cách hiểu của Trung Quốc về bức thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc, khi mà mục đích và hàm ý của công hàm chỉ nhằm công nhận chiều dài lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc.[9] Liệu sự im lặng về tình trạng của Hoàng Sa và Trường Sa trong bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có được coi như là sự ngầm công nhận đối với chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này? Liệu nó có ảnh hưởng pháp lý nào nhằm loại bỏ Việt Nam không còn quyền đòi hỏi chủ quyền trong tương lai? Câu trả lời là “không”.[10]

    Một hành động đơn phương sẽ tạo ra hậu quả pháp lý bắt buộc cho quốc gia thực hiện nếu như hành động đơn phương này được thực hiện trong phạm vi giới hạn của thẩm quyền quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế và không trái đối với các nguyên tắc jus cogens (các nguyên tắc bắt buộc không được vi phạm) của luật quốc tế . Mục đích thật sự của quốc gia khi có tuyên bố đơn phương nên được diễn giải một cách cẩn trọng. Các hạn chế sự độc lập của các quốc gia do vậy không thể suy diễn.[11] Tòa Án Công lý Quốc tế (ICJ) trong vụ Thử vũ khí hạt nhân (Nuclear Tests Case) đã nhắc lại lập luận: “Một khi các quốc gia đã ra các tuyên bố hạn chế sự tự do hành động trong tương lai của họ thì một sự giải thích hạn chế là cần thiết”.[12] Qua thực tiễn hoạt động của các quốc gia và các phán quyết của Tòa,[13] Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) đã có hướng dẫn xác định các hành động đơn phương và hiệu lực pháp lý của chúng.[14] Theo như ILC, để xác định các ảnh hưởng pháp lý của các tuyên bố đơn phương, cần thiết phải xem xét nội dung, hoàn cảnh thực tế của các tuyên bố đơn phương được đưa ra và các phản ứng mà các tuyên bố này gây ra. Một tuyên bố đơn phương sẽ dẫn đến việc quốc gia tạo ra nó bắt buộc phải thực hiện cam kết này chỉ khi nó được tuyên bố trong các điều khoản cụ thể và rõ ràng. Trong trường hợp có nghi ngờ như là phạm vi trách nhiệm thực hiện từ các tuyên bố này, trách nhiệm thực hiện sẽ chỉ được diễn giải một cách hạn chế. Khi diễn giải nội dung của các dạng nghĩa vụ thực hiện như vậy, việc đầu tiên quan trọng nhất là xem xét nội dung văn bản của tuyên bố cùng với bối cảnh và hoàn cảnh tuyên bố này được đưa ra.[15]

    Khi áp dụng các hướng dẫn này, chúng ta có một số đánh giá về nội dung văn bản bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, và hoàn cảnh văn bản này được viết.

    Trước tiên, vào thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sà và Trường Sa. Theo Hiệp định Geneve, Việt Nam bị tạm thời chia làm hai khu vực quản lý hành chính với ranh giới là vĩ tuyến 17 trong khi chờ đợi thống nhất thông qua tổng tuyển cử. Trung Quốc là một bên ký Hiệp định Geneve. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vỹ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Vào thời điểm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có danh nghĩa pháp lý de jure về chủ quyền cũng như không thực hiện chủ quyền de facto trên thực tế trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nó không có quyền từ bỏ đối với lãnh thổ mà nó không sở hữu.[16] Thậm chí các chính quyền miền Nam Việt Nam, hai chính phủ đối lập, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969, chỉ có quyền quản lý đối với hai quần đảo nhưng không có quyền chuyển nhượng bất cứ phần lãnh thổ nào cho ngoại quốc. Năm 1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Hoàng Sa khi đưa ra tuyên bố 3 điểm.[17]

    – Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc
    – Giữa các nước láng giềng có nhiều vụ tranh chấp về vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại. Các tranh chấp đó có khi rất phức tạp, đòi hỏi được xem xét kỹ càng; và
    – Các nước liên quan phải cùng nhau xem xét vấn đề trên tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết vấn đề bằng thương lượng.

    Tuyên bố công nhận sự tồn tại của tranh chấp, nhắc lại rằng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc và kêu gọi đàm phán. Ngày 14/2/1975, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã công bố sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết được quy định trong luật pháp quốc tế và Hiệp định Geneve, số phận các phần lãnh thổ của Việt Nam phải được định đoạt bởi người dân của đất nước thống nhất. Việt Nam được thống nhất vào năm 1976 và cơ quan đại diện cao nhất của người Việt Nam là Quốc hội đã được bầu vào năm 1976. Việt Nam thống nhất, gọi tên là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa lãnh thổ từ Cộng hòa miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử vào năm 1976. Hiến pháp Việt Nam năm 1980 và 1992, Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 và Luật về biên giới quốc gia năm 2003 đều tái khẳng định rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam.

    Thứ hai, Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và 1957 quy định rằng việc chuyển nhượng lãnh thổ phải được quyết định thông qua trưng cầu dân ý. Tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý để từ bỏ lãnh thổ. Trong trường hợp liên quan đến chủ quyên đối với các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks, và South Ledge (Malaysia/Singapore) liên quan đến lập luận của Singapore rằng Chính quyền Johor đã công nhận chủ quyền của Singapore đối với các đảo này,[18] Tòa án đã có quan điểm không xem xét trả lời của Johor có tính hiến pháp với nghĩa tạo ra tác động pháp lý quyết định đối với Johor.[19] Lời văn trong thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có bất cứ tính hiến pháp nào đối với lãnh thổ của Nam Việt Nam. Do đó, bức thư này không có hiệu lực pháp lý quyết định đối với số phận của Hoàng Sa và Trường Sa.

    Thứ ba, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không bao giờ phủ nhận các yêu sách và các hoạt động khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Nam Việt Nam. Nếu như bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc, bước logic tiếp theo sẽ là tuyên bố phủ nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Điều này không bao giờ xảy ra, cả trong năm 1956 và năm 1974. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục ủng hộ lập trường của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

    Thứ tư, tên gọi của văn bản tiếng Trung Quốc năm 1958 là Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc. Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận và đồng ý quyết định liên quan đến chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc. Bức thư này không chứa đựng bất cứ sự từ bỏ các đảo có lợi cho Trung Quốc. Việc chuyển chủ quyền lãnh thổ từ một quốc gia này cho một quốc gia khác thường được thực hiện thông qua hiệp ước. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngày 2/11/1957, Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư đến Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất hai Đảng cầm quyền tôn trọng nguyên trạng status quo các vấn đề tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại, và giải quyết tất cả tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình vào thời điểm phù hợp. Bức thư tháng 11/1957 viết: “Vấn đề biên giới là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết thông qua các nguyên tắc thực định của luật pháp hay do quyết định của hai chính phủ”.[20] Vào tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có phản ứng tích cực đối với thư của Đảng Lao Động Việt Nam. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại được hiểu là chỉ liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ; không đề cập đến trường hợp tranh chấp của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, hai nước đã đồng ý rằng các tranh chấp của hai nước sẽ được giải quyết trong một thời điểm thích hợp thông qua đàm phán. Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không nằm trong bối cảnh tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh. ICJ đã phán quyết: “Không gì có thể ngăn cản các bên đạt thỏa thuận bằng con đường thông thường, đó là một thỏa thuận với điều kiện có đi có lại”.[21] Một số tác giả đã so sánh bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Tuyên bố Ihlen trong vụ án đảo Greenland.[22] Tuyên bố Ihlen được đưa ra trong bối cảnh tìm kiếm giải pháp cho Greenland và Spitzberg. Tuyên bố Ihlen không phải là “cho không” (“open-handed”). Tuyên bố này công nhận chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland để đổi lại việc Đan Mạch công nhận chủ quyền của Na-uy đối với Spitzberg. Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng đặc điểm có đi có lại. Do đó rất khó có thể xem xét Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Thứ năm, trong cuộc chiến, Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào hỗ trợ vật chất từ Trung Quốc. Điều này đã đặt Hà Nội vào thế khó xử. Bức thư chỉ ủng hộ việc áp dụng nguyên tắc 12 hải lý cho chiều rộng lãnh hải. Đây là một hành động thể hiện thiện chí của Bắc Việt Nam ủng hộ Trung Quốc, đang phải đối mặt với nguy cơ bị Mỹ xâm lược khi nước này nỗ lực đưa tàu sân bay vào hoạt động tại eo biển Đài Loan. Việc bảo lưu tình trạng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện trong bức thư vì Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có quyền hạn đối với hai quần đảo này.

    Nhà nghiên cứu Monique Chemillier Gendreau đã nhận xét: “Đúng là công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ hết sức hạn chế trong ghi nhận và tán thành quyết định về chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc. Thật không đúng để khẳng định rằng Việt Nam đã “thừa nhận yêu sách của Trung Quốc” đối với hai quần đảo”.[23] Không bên nào, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Việt Nam Cộng hòa công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    Vậy liệu thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có tạo ra hiệu lực của nguyên tắc estopel (nguyên tắc mặc nhiên thừa nhận)? “Anh không thể vừa có chiếc bánh lại vừa ăn hết nó” là nguyên tắc ngăn ngừa các quốc gia có hành động không nhất quán gây tổn hại đến các quốc gia khác.[24] Theo Ian Brownlie, đặc điểm cốt lõi của nguyên tắc estoppel là nhân tố hành xử gây tổn hại nghiêm trọng cho bên khác, do họ dựa vào cách hành xử đó để thay đổi quan điểm của mình và phải chịu một số tổn hại.[25] Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc, tòa ICJ đã phán quyết: “Bên dựa vào nguyên tắc estoppel phải chỉ ra, cùng với một số điều kiện khác, là mình đã có các hành động đặc biệt do dựa vào phát biểu của bên kia”.[26]

    Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đặc biệt là điều kiện cần thiết “vì phát biểu này mà gây tổn hại cho bên khác” của nguyên tắc estoppel gây ra cho Trung Quốc. Trước tiên, Trung Quốc không chứng minh được quan điểm của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị thay đổi và bị thiệt hại do dựa vào tuyên bố của Bắc Việt Nam. Thứ hai, Trung Quốc đã giữ im lặng đối với tuyên bố của Mỹ liên quan đến khu vực tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ tại Biển Đông vào năm 1965, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Điều này liệu có cho thấy Trung Quốc thờ ơ trong việc bảo vệ yêu sách chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa khi bị nước ngoài xâm lược? Thứ ba, nguyên tắc estoppel chỉ được áp dụng cho các hành động của một bên về một vấn đề trong một giai đoạn liên tục trong lịch sử. Trong trường hợp này, nguyên tắc estoppel được áp dụng như thế nào cho các tuyên bố của hai chính phủ khác nhau đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì không có thẩm quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước kế tục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa và có quyền lựa chọn quyền và nghĩa vụ của bên nào để kế tục. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa kế quyền và các hành động của Nam Việt Nam, vốn là bên duy nhất có quyền tài phán đối với Hoàng Sa và Trường Sa.[27]

    Nguyễn Hồng Thao
    Nguồn: http://nghiencuuquocte.net/2013/06/10/vietnam-position-paracels-spratlys/

    NCQT
    Keymaster

    Nếu là mình thì mình sẽ chọn phương án 2.

    NCQT
    Keymaster

    Bài này liên quan đến chủ đề bạn cần tìm hiểu và có đề cập đến cuốn sách của Jared Diamond mà bạn nói: http://nghiencuuquocte.net/2013/11/14/prisoners-of-geography/

    NCQT
    Keymaster

    Cám ơn bạn đã quan tâm. Vì file dung lượng lớn nên chúng tôi không thể gửi riêng cho từng người được. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ lần lượt upload lên đây để bạn và mọi người cùng tham khảo.

    NCQT
    Keymaster

    :good:

    NCQT
    Keymaster

    Một đề tài rất thú vị và thời sự!

    Cám ơn Khải và Nhung đã chia sẻ.

Viewing 12 posts - 31 through 42 (of 42 total)