Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?

Nguồn: What comes after Bretton Woods II?”, The Economist, 13/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Hoa Kỳ không còn cần phải cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với người dân của mình như vậy vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu Thế chiến II, chấm dứt việc chuyển đổi đồng đô la Mỹ sang vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày hôm nay, vốn xuất hiện sau những hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông ngày càng mong manh hơn. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không làm người ta thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày tháng 8 này trôi qua, triển vọng cho một sự thay đổi tốt đẹp từ một chế độ tiền tệ toàn cầu này sang một chế độ khác trông ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?”

Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?

17-Bretton-woods

Nguồn:What was decided at the Bretton Woods summit“, The Economist, 30/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 01/07/1944, các chuyên gia tài chính của nhóm các nước giàu đã nhóm họp tại một khách sạn ở vùng núi New Hampshire để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời hậu chiến. Hệ thống Bretton Woods nổi lên từ cuộc họp này đã chứng kiến sự hình thành của hai thể chế toàn cầu vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho đến ngày nay: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Nó cũng lập ra một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định kéo dài cho đến đầu những năm 1970. Một động lực quan trọng cho các quốc gia tham dự hội nghị là cảm giác về sự hỗn loạn của hệ thống tài chính giữa hai cuộc thế chiến, với sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng, cuộc Đại Khủng hoảng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Continue reading “Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?”